Thứ 5, 28/03/2024 15:43:09 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 10:19, 19/03/2014 GMT+7

Những cuộc gọi chiếm đoạt tiền tỷ

Thứ 4, 19/03/2014 | 10:19:00 2,098 lượt xem
Hiện cơ quan công an đã phong tỏa các tài khoản ngân hàng với tổng số tiền khoảng 4 tỷ đồng để phục vụ công tác điều tra. Đối với những cá nhân đã cung cấp, bán thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ATM cho người khác thì nhanh chóng liên hệ ngân hàng để hủy thẻ.

Ngày 18-3, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM cho biết vừa thi hành lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với Wu Tung I (người Đài Loan, ngụ phường Tân Hưng quận 7), Hồ Nhật Khánh (24 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 

>> Cảnh giác chiêu lừa qua điện thoại

Ngày 11-3-2014, ông N.V.N. (77 tuổi, ngụ quận 10) và bà N.T.C. (59 tuổi, ngụ quận Tân Phú) nhận được cuộc gọi điện thoại từ các đối tượng lạ tự xưng là điều tra viên của cơ quan công an, cho biết ông N. và bà C. có liên quan đến một vụ án rửa tiền đang được tiến hành điều tra. Sau khi hăm dọa, những người này yêu cầu ông N. và bà C. chuyển tiền vào tài khoản theo chỉ định để kiểm tra. Tin lời, ông N. chuyển 600 triệu đồng, bà C. chuyển 550 triệu đồng vào 8 tài khoản mở tại Ngân hàng S. theo yêu cầu. Ngay sau đó, số tiền bị rút tại các trụ ATM của Ngân hàng S. 

Kết quả điều tra ban đầu xác định trước đây Wu Tung I nằm trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tiền hoạt động tại Thái Lan. Bị “động ổ”, Wu Tung I sang Việt Nam, cùng một số người Đài Loan thực hiện việc lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng nhiều phương thức.

Hồ Nhật Khánh

ăng nhóm của Wu Tung I là đường dây lừa đảo thứ tư bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM triệt phá trong vòng một tháng qua. Đến nay, qua 4 vụ án có 17 bị can - trong có có 3 người nước ngoài, 34 người bị hại với tổng số tiền lừa đảo khoảng 10 tỷ đồng. Thủ đoạn chung của các băng nhóm này là sử dụng công nghệ viễn thông để kết nối vào đường truyền điện thoại của các cơ quan pháp luật Việt Nam (công an, viện kiểm sát) nhằm đánh lừa người bị hại, sau đó đe dọa và buộc người bị hại chuyển tiền vào tài khoản do bọn chúng chỉ định rồi chiếm đoạt.

Wu Tung I

Được biết không chỉ ở TPHCM, một số địa phương khác trong cả nước như Tây Ninh, Đồng Tháp, Khánh Hòa... cũng đã xuất hiện hành vi lừa đảo tương tự. Thiếu tá Nguyễn Thành Nhân, Đội trưởng Đội 8 PC46 - Công an TPHCM đưa ra một số biện pháp phòng ngừa khuyến cáo người dân cần lưu tâm và thông báo cho người thân biết. Đầu tiên là cảnh giác khi nghe điện thoại của người lạ, đặc biệt là người xưng cán bộ cơ quan pháp luật có yêu cầu xác minh, thu thập tiền, tài khoản trong các ngân hàng. Tiếp theo là không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, số thẻ tín dụng cho người khác nếu thấy không cần thiết. Ngoài ra, khi có người tự xưng là cán bộ cơ quan điều tra, viện kiểm sát liên hệ thì đề nghị cho biết tên, nơi làm việc để trực tiếp liên hệ trao đổi với các cơ quan đó. Đồng thời, báo ngay cho công an phường, hoặc số điện thoại 113 biết và ghi nhận lại (nếu nhớ): tên người gọi, chức danh, đơn vị, số điện thoại, nam hay nữ, nói giọng miền Bắc/Trung/Nam. “Tuyệt đối không chuyển tiền, tài khoản khác theo yêu cầu của đối tượng gọi đến” - thiếu tá Nguyễn Thành Nhân nhấn mạnh.

Nguồn SGGP

  • Từ khóa
24140

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu