Thứ 6, 19/04/2024 11:30:51 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 14:42, 07/10/2013 GMT+7

Bộ ảnh đại tướng trên đường mòn Hồ Chí Minh lần đầu xuất hiện

Thứ 2, 07/10/2013 | 14:42:00 3,819 lượt xem
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Đồng Sỹ Nguyên bên giò phong lan ở một lán công binh trên đường mòn Hồ Chí Minh vào năm 1973Đại tướng cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên (bìa phải) và chính ủy Đặng Tính tại lán rừng Trường SơnĐại tướng cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và chính ủy Đặng Tính thăm đường 20Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 33 công binh anh hùng mừng Đại tướng đến thămThăm trạm chỉ huy xe Hành Tiến K44Thăm tiểu đoàn 33 anh hùng tại ngầm Tà Lê, Quảng Bình (1973)

Trong đó có nhiều bức ảnh đẹp, có mặt cả trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn. Chiều cùng ngày, chúng tôi đã mang những bức ảnh này đến nhà trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, và ông xác nhận đó là hình ảnh của chuyến đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhằm kiểm tra, động viên chiến sĩ ngay sau chiến dịch đường 9 Nam Lào. Ông bùi ngùi nhớ lại:

Nói về anh Văn thì có thể nói nhiều lắm, kỷ niệm cũng nhiều, vì cả hai cuộc chiến tranh tôi đều làm việc với Đại tướng cả. Sâu sắc nhất cho đến bây giờ tôi tâm đắc nhất là chuyển chiến dịch Điện Biên Phủ từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc. Pháo kéo vào trận địa, bộ binh áp vào rồi lại kéo ra. Đó là việc vô cùng dũng cảm, vô cùng tin tưởng vào quần chúng mới làm được.

Kỷ niệm thứ hai là chiến dịch Hoàng Hoa Thám, sau khi đánh thắng từ Phả Lại đến Uông Bí, khi đến đó lực lượng địch phòng thủ mạnh. Khi nghe tình hình, tổng tư lệnh ra lệnh rút, vì nếu đánh vào sẽ thiệt hại. Vì quần chúng nhân dân, vì bộ đội, chứ không phải vì chiến thắng để lập công.

Kỷ niệm riêng với anh cũng nhiều vô cùng. Bức ảnh này là sau chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1973, anh Văn vào kiểm tra chiến trường và động viên chiến sĩ. Tôi với anh đi trên xe UAZ vượt Trường Sơn sang Lào, đang đi thì gặp con suối đẹp quá, anh bảo tôi xuống suối rửa tay rồi hai anh em vừa đi bộ vừa nói chuyện chiến sự.

Gặp cái lán công binh, anh em có treo mấy giò phong lan, anh Văn thích hoa lắm nên cứ nâng niu. Khi ấy vừa xong chiến dịch đường 9 Nam Lào, chúng ta chiến thắng nên câu chuyện rất vui. Tư lệnh ra trận làm anh em cũng phấn khích lắm. Ai đó nói anh chưa qua khỏi Đồng Hới trong chiến tranh là không hiểu gì về anh hết. Anh đã đi hết đường 9, sang Lào, quay về bằng đường 20. Những chuyến đi đó tôi đều tháp tùng anh.

Gia đình tôi cũng là một gia đình quân nhân: con tôi đều vào bộ đội, đứa phi công, đứa tên lửa, đứa thông tin, đứa xe tăng nên cả nhà tôi luôn coi Đại tướng là chỉ huy, là tổng tư lệnh suốt đời. Con trai út của tôi hi sinh đêm 18-2-1979 tại Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Khi tôi lên biên giới đón con về thì đã thấy anh Văn đến nhà chia buồn. Tổng tư lệnh không bao giờ quên từng chiến sĩ của mình.

Một điều lạ lùng là một vị đại tướng từ trẻ tới giờ chưa hề to tiếng với ai, kể cả khi cấp dưới làm sai. Nếu cấp dưới sai thì mời vào nói chuyện, thông thường khơi gợi những mặt tốt trước, sau đó nhắc nhở cần phải thế này thế kia, chứ không phải phê bình ngay. Đó là đặc điểm hiếm có của Đại tướng.

Trong thời gian dưỡng bệnh, ngổn ngang nhiều nỗi lo, đương nhiên những việc lớn của đất nước Đại tướng cũng tham gia mặt này mặt khác. Cũng có cái được tiếp thu, có cái không, vì tình hình phát triển đất nước mỗi ngày cũng có cái mới của nó... Tháng nào tôi cũng vào thăm anh. Cách đây 5-6 tháng, anh còn cười, nghe được, gật đầu được. Anh ra đi, cảm xúc của tôi nói buồn thì cũng không đúng vì Đại tướng đã sống được 103 tuổi trời rồi, đó cũng là một vinh dự cho quân đội ta. Nhưng mà (nghẹn ngào)... tôi rất cảm động và nhớ. Dù sao mất đi một con người như thế cũng đau lắm. Tối qua tới giờ tôi không ngủ được...

(Theo TTO)

  • Từ khóa
9001

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu