Thứ 6, 29/03/2024 20:37:05 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 09:51, 29/03/2015 GMT+7

Cần thiết ban hành Luật giám sát của Quốc hội và HĐND

Chủ nhật, 29/03/2015 | 09:51:00 177 lượt xem
BP - Hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND trong thời gian qua được thực hiện theo Luật tổ chức Quốc hội (năm 2001), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (năm 2003), Luật tổ chức HĐND và UBND (năm 2003) và quy chế hoạt động của Quốc hội, HĐND. Qua quá trình thực hiện các quy định trên, hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Cụ thể là hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND trong thời gian qua khá toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời gian, trong đó tập trung vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. Hoạt động giám sát đã phát huy tính chủ động, tích cực của các cơ quan thực hiện giám sát, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng chịu sự giám sát. Qua giám sát đã đưa ra nhiều kiến nghị đóng góp vào hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và của địa phương, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách và quản lý điều hành kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, được dư luận và nhân dân đồng tình, ủng hộ, quan tâm, đánh giá cao, qua đó góp phần nâng cao vai trò, uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử. Tuy nhiên, cũng từ thực tiễn thi hành quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND đã bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập sau đây:

Thứ nhất là hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND hiện còn được quy định trong nhiều văn bản khác nhau; một số quy định về nội dung, đối tượng, hình thức giám sát của Quốc hội, HĐND còn trùng lặp, chưa rõ ràng, cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện. Phạm vi giám sát quá rộng với nhiều chủ thể, nhiều hình thức giám sát, nhưng lại chưa phân định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi chủ thể với từng đối tượng chịu sự giám sát cũng như sự phối hợp giữa các chủ thể giám sát dẫn tới sự chồng chéo trong thực hiện.

Thứ hai là nhiều quy định về hình thức giám sát chưa được thực thi hoặc tính khả thi còn thấp, như quy định về việc Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; quy định Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định; quy định Quốc hội xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; hoạt động giám sát văn bản pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên; chưa có biện pháp hữu hiệu để theo dõi, kiểm tra việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị sau giám sát.

Thứ ba là một số hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND mới được thực hiện đã phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cuộc sống như giám sát theo chuyên đề, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, tổ chức phiên giải trình, tổ chức chất vấn giữa hai kỳ họp... nhưng lại chưa được ghi nhận trong các quy định của luật; một số thẩm quyền giám sát được quy định trong các đạo luật về tổ chức nhưng không có trình tự, thủ tục thực hiện trong luật hoạt động giám sát.

Chính những bất cập nêu trên dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND còn hạn chế. Để kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể chế hóa các quy định liên quan đến hoạt động giám sát trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội mới được Quốc hội thông qua, đồng thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử thì việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.    

N.N

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu