Thứ 4, 24/04/2024 12:26:41 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 17:48, 16/07/2016 GMT+7

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế: Đừng để có thêm người chết vì bệnh bạch hầu

Thứ 7, 16/07/2016 | 17:48:00 219 lượt xem
BPO - Ngày 16-7, đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Y tế về công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn bàn tỉnh Bình Phước.

 >> Đồng Phú xuất hiện chùm bệnh lạ
>> Nhận biết dấu hiệu ban đầu bệnh bạch hầu
>> Phòng bệnh bạch hầu
>> Đã xác định “thủ phạm” của chùm bệnh lạ tại Đồng Phú
>> [Video] Họp báo công bố dịch bạch hầu
>> 149 người dân trong vùng ổ bệnh được tiêm phòng bệnh bạch hầu

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng phát biểu tại buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Bình Phước
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng phát biểu tại buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Bình Phước


Tính đến cuối ngày 15-7, số ca nghi nhiễm bệnh bạch hầu trên địa bàn huyện Đồng Phú đã tăng đến 55 ca. Đáng chú ý là số ca nghi nhiễm và đưa vào giám sát điều trị theo phác đồ của bệnh bạch hầu hiện đã có thêm một bệnh nhân tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, nâng số xã có bệnh nhân liên quan đến bệnh bạch hầu trên địa bàn huyện Đồng Phú là 3 xã.

Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh bạch hầu cho biết, 710 liều vắc xin đã tiêm cho các đối tượng từ 6 đến 26 tuổi trong vùng dịch; số người trong vùng dịch cũng được cấp phát 915 viên thuốc phòng bệnh bạch hầu. Một trong những khó khăn trong công tác phòng dịch hiện nay là cơ sở vật chất, nhất là phòng điều trị cách ly bệnh bạch hầu còn thiếu, nhiều đối tượng nghi nhiễm phải điều trị chung phòng với các bệnh nhân dương tính với bệnh bạch hầu. Hầu hết số ca mắc bệnh bạch hầu đều là đồng bào dân tộc S’tiêng nên rất khó cách ly người bệnh với người nhà bệnh nhân. Đặc biệt là trẻ em, anh bệnh thì bố mẹ dẫn theo em hoặc ngược lại cùng ăn, ở chung trong một phòng tại bệnh viện. Số bệnh nhân thuộc diện đưa vào giám sát tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước hiện đã tăng đến 37 ca đều là đồng bào S’tiêng. Nhiều bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang trong khu điều trị bệnh vì thiếu phòng.

Gia đình bà Thị Nhôm có 2 người con là Điểu Phúc và Điểu Hoàng mắc bệnh bạch hầu nhưng em gái là Thị Trúc, không mắc bệnh vẫn theo mẹ ăn, ở chung phòng bệnh với 2 anh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.   Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu khám cho bệnh nhi Điểu Thị Cẩm Tú, ngụ ấp 2, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú vừa mới phát hiện đưa vào giám sát bệnh bạch hầu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh 

Sau khi kiểm tra, giám sát tại vùng dịch và các cơ sở điều trị bệnh, phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Sở Y tế, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu đề nghị đừng để có thêm một ca bệnh nào chết vì bạch hầu sau 3 ca tử vong trước đây. Lý do để giáo sư đưa ra điều kiện này là do bệnh bạch hầu đã được phát hiện, điều tra dịch tễ, công bố dịch, có phác đồ điều trị và đã khoanh vùng phòng chống dịch. Để dập tắt các nguy cơ lây lan bệnh bạch hầu trên diện rộng, công tác phòng chống phải được đặt lên hàng đầu, nhất là đội ngũ y, bác sĩ phải mang găng tay, khẩu trang, vệ sinh quần áo. Đặc biệt, việc khám và điều trị bệnh bạch hầu tuyệt đối không được thoáng qua mà phải khám thật kỹ, không ít ca bệnh có những biểu hiện rất thấp hoặc người khám không phát hiện giả mạc là gì nên cứ cho viêm họng, viêm amydal dẫn đến nguy cơ biến chứng cơ tim rồi tử vong. Do vậy ngành y tế phải phổ biến lại, phác đồ lại không chỉ dành riêng cho huyện Đồng Phú mà cho tất cả hệ thồng y tế trên địa bàn toàn tỉnh.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu yêu cầu, các trường hợp mắc bệnh phải được sàng lọc. Đối với các trường hợp nghi nhiễm phải được bố trí khu điều trị riêng biệt với các trường hợp dương tính hoặc có những biểu hiện bệnh bạch hầu rõ ràng. Đối với trẻ em mắc bệnh bạch hầu, người nhà phải được hướng dẫn không nên bồng, bế trẻ đột ngột hoặc tác động mạnh làm sốc cơ tim dễ dẫn đến tử vong. Đặc biệt, tuyến huyện, xã không để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tự đi xe đò đến bệnh viện nhằm tránh sự lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

Gia đình bà Thị Nhôm có 2 người con là Điểu Phúc và Điểu Hoàng mắc bệnh bạch hầu nhưng em gái là Thị Trúc, không mắc bệnh vẫn theo mẹ ăn, ở chung phòng bệnh với 2 anh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Gia đình bà Thị Nhôm có 2 người con là Điểu Phúc và Điểu Hoàng mắc bệnh bạch hầu nhưng em gái là Thị Trúc, không mắc bệnh vẫn theo mẹ ăn, ở chung phòng bệnh với 2 anh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.   

Đông Kiểm 

  • Từ khóa
58084

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu