Thứ 5, 25/04/2024 17:10:12 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 08:05, 17/04/2019 GMT+7

“Cuộc chiến” chống thực phẩm bẩn

Thứ 4, 17/04/2019 | 08:05:00 199 lượt xem

Tuy nhiên, thời gian qua vẫn xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm mà nguyên nhân là do nông sản bẩn, sản phẩm gia súc, gia cầm bị tẩm ướp hóa chất độc hại... Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2018, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 8.446 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm; Cảnh sát môi trường đã phát hiện 6.176 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, với 5.042 cá nhân, 809 tổ chức vi phạm. Trong đó, cơ quan chức năng đã khởi tố 11 vụ, 15 bị can về tội “Vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm”... Tuy vậy, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta vẫn còn rất phức tạp. Việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được an toàn còn chiếm tỷ trọng cao... Danh sách các cá nhân, đơn vị bị xử lý do vi phạm an toàn thực phẩm ngày càng dài. Để tồn tại những vấn đề này, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa cao.

Tỉnh Bình Phước là một trong những địa phương có tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm khá phức tạp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 162 cơ sở sản xuất thực phẩm, 1.248 cơ sở kinh doanh thực phẩm và 3.570 cơ sở dịch vụ ăn uống. Trong năm 2018, các cơ quan chức năng đã tổ chức 240 đoàn thanh tra, kiểm tra giám sát. Qua kiểm tra 2.776 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh tiêu dùng và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã có 325 cơ sở vi phạm. Lực lượng chức năng đã cảnh cáo 6 cơ sở, xử lý phạt tiền 56 cơ sở, 25 cơ sở buộc phải hủy sản phẩm và nhắc nhở 263 cơ sở. Vào các dịp cao điểm lễ, tết, tỉnh Bình Phước đã tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống và đã phát hiện nhiều cơ sở vi phạm, buộc phải tiêu hủy sản phẩm.

Bản chất thực phẩm là không bẩn, nhưng chính sự tham lam, ích kỷ và nhẫn tâm của con người đã vấy bẩn lên chúng. Vì vậy, việc kiểm soát các loại chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt và thực phẩm không thể chỉ là công tác tuyên truyền mà còn phải bằng chế tài mạnh được thực thi một cách hiệu quả của các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, phải làm sao để người sản xuất và kinh doanh thực phẩm hiểu rằng, nếu vi phạm thì chẳng những không còn đường kinh doanh mà còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Cùng với đó, mỗi người dân phải là một thành viên tích cực trong việc đấu tranh phòng chống thực phẩm bẩn, dũng cảm tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm. Chỉ có như vậy thì “cuộc chiến” chống thực phẩm bẩn mới có thể thành công.

Hà Thanh

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu