Thứ 6, 29/03/2024 17:22:24 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 14:24, 04/08/2018 GMT+7

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc người lao động chậm đóng BHYT

Thứ 7, 04/08/2018 | 14:24:00 104 lượt xem
BPO - Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ký ban hành Quyết định số 888/QĐ-BHXH về sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế đã được ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ BHXH ngày 14-4-2017, của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Theo đó, người lao động thuộc các trường hợp sau đây nếu chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 49 Luật bảo hiểm y tế đã được sửa đổi năm 2014, gồm: Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.  Đối tượng do người lao động, Công an đơn vị, địa phương đóng BHYT: Công dân được tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân; Công nhân Công an; Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

Theo đó, Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi năm 2014 có quy định như sau: Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế; Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”

NN

​​​​​​

  • Từ khóa
60912

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu