Thứ 6, 29/03/2024 22:31:34 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 08:00, 06/06/2018 GMT+7

Đổi thay ở Bom Bo

Thứ 4, 06/06/2018 | 08:00:00 1,233 lượt xem
BP - Năm 1965, Quân khu 10 và Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Bộ chỉ huy miền) quyết định mở chiến dịch Đồng Xoài - Phước Long. Đồng bào DTTS ở Bom Bo vừa trực tiếp tham gia chiến đấu vừa thực hiện nhiệm vụ hậu cần phục vụ cách mạng. Từ đây, Bom Bo trở thành địa danh huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

Sau giải phóng miền Nam, đồng bào các dân tộc ở Bom Bo dưới sự chỉ đạo của Đảng đã chung tay xây dựng sóc ngày càng phát triển. Sóc Bom Bo thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng ngày nay đã thay da đổi thịt, trở thành địa chỉ đỏ trong bảo tồn văn hóa, giáo dục truyền thống cách mạng của tỉnh. Những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp. 100% đường liên xã, 75% đường liên thôn nhựa hóa. Điện lưới thắp sáng đường làng, ngõ xóm. Dự án Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm. Đời sống người dân có nhiều chuyển biến, thu nhập bình quân đạt 30 triệu đồng/người/năm.

Phòng trưng bày trong khu bảo tồn, nhiều hiện vật và hình ảnh thể hiện bản sắc văn hóa của người S’tiêng.

75% các tuyến đường liên thôn ở xã Bình Minh đã được nhựa hóa, giúp người dân đi lại dễ dàng.

Được cấp đất, hỗ trợ xây nhà tái định cư, đời sống đồng bào DTTS ở Bom Bo có nhiều khởi sắc.

Cổng chào Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo đang trong giai đoạn hoàn thành.

Trẻ em sóc Bom Bo có sân bê tông rộng rãi, sạch sẽ để vui chơi, giải trí.

Môn bắn nỏ - nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc S’tiêng ở Bom Bo được gìn giữ, phát huy.

Những trang sức truyền thống của người S’tiêng như khuyên tai, vòng cổ, vòng tay... được bà Điểu Thị Darây gìn giữ, làm phong phú thêm bản sắc của đồng bào DTTS ở Bom Bo.

Nhờ siêng năng, chăm chỉ, bà Thị Wech ở thôn Bom Bo tích góp mua được 9 ha đất trồng điều, cao su. Đời sống khá giả, bà Thị Wech xây nhà khang trang, mua được nhiều vật dụng giá trị.

Bà Điểu Thị Breo, thôn Bom Bo, gìn giữ nghề dệt thổ cẩm thủ công để truyền dạy cho con cháu.

Đến với Bom Bo, khách du lịch sẽ được thưởng thức món cơm lam truyền thống của người S’tiêng.

Như Nam

  • Từ khóa
680

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu