Thứ 3, 23/04/2024 21:19:30 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 08:13, 20/02/2019 GMT+7

Đồng Phú quyết liệt thực hiện Đề án 999 - Bài 1

Thứ 4, 20/02/2019 | 08:13:00 2,149 lượt xem
BP - Ngày 10-4-2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 999-QĐ/TU (gọi là Đề án 999). Đây là cơ sở để Ban Thường vụ Huyện ủy Đồng Phú triển khai thực hiện Nghị quyết số 18, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Sau gần 1 năm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị theo Đề án 999 của Tỉnh ủy, Đồng Phú đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐÁNG KHÍCH LỆ

Thực trạng tổ chức bộ máy và các giải pháp thực hiện

Trước khi Đề án 999 của Tỉnh ủy và Đề án 372 của huyện Đồng Phú được ban hành, ở Đồng Phú có 52 tổ chức đảng cơ sở, 88 đầu mối là các cơ quan, đơn vị và 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Tổng số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước là 4.400, trong đó 38 cấp ủy viên cấp huyện, 271 cấp ủy viên cơ sở. Cấp huyện gồm 142 công chức, 2 hợp đồng chờ thi tuyển công chức, 1.827 viên chức, 293 người thuộc diện hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và 17 định suất giao kinh phí cấp huyện. Ở cấp xã gồm 129 cán bộ, 140 công chức và 236 người hoạt động không chuyên trách. Như vậy, tổng số cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, địa phương là 349 người, trong đó cấp huyện 220 người và 129 chức danh cán bộ cấp xã. Ở các khu dân cư có 1.305 người hưởng phụ cấp.

Đường vào trung tâm hành chính huyện Đồng Phú hiện nay - Ảnh: S.H

Sau khi Tỉnh ủy ban hành Đề án 999, ngày 20-8-2018, Huyện ủy Đồng Phú có Quyết định số 372-QĐ/HU về việc ban hành Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị trên địa bàn huyện. Sau khi đề án được ban hành, Huyện ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt cả hệ thống chính trị huyện triển khai thực hiện tốt các nội dung theo đề án. Cụ thể, ở cấp huyện, Đồng Phú đã giải thể Phòng Y tế; sáp nhập Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện vào Ban Tuyên giáo Huyện ủy và đây là điểm mới so với đề án của Tỉnh ủy và các huyện, thị khác. Đồng thời, sáp nhập 2 trường mầm non trên cùng địa bàn thành 1 trường; hợp nhất 2 trường tiểu học trên cùng địa bàn thành 1 trường và hợp nhất trường tiểu học với trường THCS trên cùng địa bàn thành trường tiểu học và THCS. Như vậy, đến thời điểm hiện tại Đồng Phú giảm được 3/41 trường học trên địa bàn huyện. Tiếp đó, huyện cũng đã thành lập và tổ chức thực hiện bộ phận văn phòng dùng chung ở 3 khối: đảng, nhà nước và khối đoàn thể kể từ ngày 1-1-2019.

Về công tác cán bộ, Đồng Phú tiếp tục duy trì mô hình Trưởng ban Dân vận Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch UBMTTQVN huyện. Sắp xếp lại công tác cán bộ theo đề án đối với 20 trường hợp (5 cấp trưởng, 16 cấp phó); cho thôi giữ chức vụ đối với 1 cấp trưởng và 7 cấp phó; giải quyết cho 2 cấp trưởng và 3 cấp phó thôi việc theo nguyện vọng. Qua đó, Đồng Phú đã giảm 8/220 cán bộ lãnh đạo cấp huyện và tương đương.

Về tinh giản biên chế, huyện tiến hành các thủ tục đề nghị cho thôi việc và hưởng chế độ tinh giản theo Nghị định số 108, Nghị định số 26 và tinh giản biên chế đối với 124 trường hợp, trong đó gồm: 4 công chức, 43 viên chức và 77 nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68. Hiện nay, huyện đã giải quyết xong chế độ chính sách đối với các trường hợp tinh giản này, với tổng kinh phí 8,1 tỷ đồng. Riêng các cơ quan khối đảng - đoàn thể, huyện đã hoàn thành việc tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39. Cụ thể, theo Nghị quyết số 39, đến năm 2021 giảm 10% so với biên chế năm 2015, nhưng hiện nay huyện Đồng Phú đã giảm từ 60 chỉ tiêu biên chế được giao năm 2016 còn 54 biên chế.

Đối với cấp xã và các khu dân cư, huyện tiếp tục duy trì mô hình bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch HĐND tại 7/11 xã, thị trấn và mô hình bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND tại thị trấn Tân Phú, xã Tân Lợi. Từ đầu năm đến nay, các xã, thị trấn đã tinh giản 1 cán bộ, 7 công chức, 56 người hoạt động không chuyên trách và toàn bộ công chức dự bị cấp xã. Huyện cũng đã giảm 794/1.305 người đảm nhận các chức danh ở ấp, khu phố để không vượt quá 7 người/ấp, khu phố. Đồng thời, huyện còn khoán chi phụ cấp theo Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 21-9-2018 của UBND tỉnh; cắt giảm 22/33 chức danh cộng tác viên thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông và thực hiện mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng ấp, khu phố tại 9 khu dân cư trong toàn huyện. 

Hiệu quả bước đầu về “4 giảm, 4 tăng”

Về mục tiêu “4 giảm”: Thực hiện Đề án 999, ở Đồng Phú đã giảm được khâu trung gian trong việc thẩm định nội dung chương trình giảng dạy của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, do thực hiện việc sáp nhập trung tâm vào Ban Tuyên giáo Huyện ủy. Thứ hai là giảm được khâu xin ý kiến của MTTQ và đoàn thể huyện, do huyện đã thực hiện việc nhất thể hóa chức danh Trưởng ban Dân vận Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch UBMTTQVN huyện. Thứ ba là giảm đầu mối phân bổ ngân sách do thực hiện mô hình kế toán tập trung tại 3 khối.

Đối với việc giảm đầu mối: Hiện nay, ở Đồng Phú đã giảm 2/52 tổ chức đảng trực thuộc huyện và 3 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Đồng thời, giảm 6/88 đầu mối là các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện. Thông qua việc bố trí mô hình kế toán tập trung tại các khối trong huyện, cùng với việc hợp nhất các trường học đã tạo thuận lợi cho Đồng Phú giảm 45/87 đầu mối kế toán trong toàn huyện.

Về giảm lãnh đạo, biên chế, người hưởng lương, phụ cấp: Cấp huyện, Đồng Phú hiện đã giảm được 4 công chức, 43 viên chức, 77 nhân viên thuộc diện hợp đồng 68, 1 cấp trưởng và 7 cấp phó. Điều này cho thấy, Đồng Phú đặc biệt quan tâm và thực hiện quyết liệt về việc giảm số lượng cán bộ lãnh đạo theo đúng nguyên tắc sắp xếp của Đề án 999 và đã cơ bản hoàn thành. Đối với cấp xã, Đồng Phú giảm được 1 cán bộ, 7 công chức và 56 người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Ở các khu dân cư giảm được 794/1.305 người (giảm 61%) đảm nhận các chức danh ở ấp, khu phố do thực hiện chủ trương bố trí không vượt quá 7 người/ấp, khu phố.

Về giảm chi thường xuyên: Từ khi đề án được triển khai đến nay, tổng kinh phí chi thường xuyên trên địa bàn huyện Đồng Phú đã giảm 908 triệu đồng.

Đối với mục tiêu “4 tăng”: Sau gần 1 năm thực hiện Đề án 999 trên địa bàn huyện Đồng Phú, điều đầu tiên được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đánh giá cao đó là: Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tăng phân cấp, phân quyền; tăng chất lượng cung cấp dịch vụ phục vụ nhân dân. Điều này có được là do Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị; cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định số lượng biên chế đối với các cơ quan, đơn vị; quyết định số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã; số lượng người đảm nhận các chức danh tại khu dân cư. Đồng thời, Huyện ủy Đồng Phú chủ động phân cấp và giao quyền cho đảng ủy các xã, thị trấn; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị có quyền quyết định con người và vị trí việc làm cụ thể, nhưng phải đảm bảo không quá số lượng do Ban Thường vụ Huyện ủy quy định.

D.V
Bài 2: Những vướng mắc từ cơ chế

  • Từ khóa
1500

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu