Thứ 7, 20/04/2024 06:45:33 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 12:37, 27/07/2014 GMT+7

Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

Chủ nhật, 27/07/2014 | 12:37:00 1,650 lượt xem
BPO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó, đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau:

Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu các hình thức xử phạt chính, hoặc còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung. Ảnh: Công nhân Công ty TNHH Quốc Anh (Chơn Thành) - Ảnh: Kim Hải

Cảnh cáo và phạt tiền tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau: Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; Buộc cải chính công khai; Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng; Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở; Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng; Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng; Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.

NV

  • Từ khóa
22073

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu