Thứ 6, 19/04/2024 21:06:08 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 08:18, 14/05/2019 GMT+7

Hơn 1,2 triệu gia súc bị chết vì dịch tả lợn châu Phi

Thứ 3, 14/05/2019 | 08:18:00 878 lượt xem
BP - Sáng 13-5, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành nhằm đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn (heo) châu Phi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức. Tại điểm cầu Bình Phước, Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố dự hội nghị.

>> Đồng Phú xuất hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn châu Phi
>> Phát hiện một nông hộ có 7 con lợn bị dịch tả lợn châu Phi
>> Đồng Phú công bố dịch tả lợn châu Phi
>> Chủ động khoanh vùng dập dịch tả lợn châu Phi

2.296 xã ở 29 tỉnh, thành phố xảy ra dịch

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 12-5, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 2.296 xã thuộc 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố với hơn 1,2 triệu con gia súc bị bệnh và tiêu hủy. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, lịch sử ngành chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam chưa bao giờ phải đối mặt với một loại dịch cực kỳ nguy hiểm, rất nan giải, phức tạp và tốn kém như phòng, chống DTLCP; đặc biệt là thiệt hại về kinh tế lớn nhất từ trước đến nay.

Cap tru dong de giam ap luc tieu huy, dam bao nguon thit lon cuoi nam hinh anh 1Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: TTXVN)

Tại các điểm cầu, lãnh đạo các tỉnh, thành phố kiến nghị giải quyết việc chậm hỗ trợ người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy; chưa bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh vì thiếu nguồn; có tình trạng người chăn nuôi để mặc lợn mắc bệnh, sau đó báo chính quyền tiêu hủy để nhận mức hỗ trợ cao hơn giá bán ngoài thị trường; mức thù lao cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh thấp hơn so với ngày công thực tế; vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chưa đáp ứng yêu cầu; việc kiểm soát, truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật gặp rất nhiều khó khăn; các tổ chức, cá nhân dễ dàng hợp thức hóa nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật. Ngoài ra, khó quản lý giết mổ và tiêu thụ thịt lợn vì hiện cả nước có 387 cơ sở giết mổ tập trung nhưng có đến hơn 27.000 điểm, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Nhiều địa phương có hàng ngàn điểm, cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ không được kiểm soát... Cùng với đó, nhiều tỉnh đã sáp nhập hệ thống thú y các cấp; sáp nhập chi cục chăn nuôi và thú y thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp, chi cục phát triển nông nghiệp, phòng chăn nuôi và thú y, không còn nhân viên thú y thôn, ấp dẫn đến tình trạng không đủ người thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ...

Xuất hiện DTLCp tại Đồng Phú và Đồng Xoài

Theo số liệu tổng hợp của ngành nông nghiệp, tổng đàn lợn hiện có trên địa bàn tỉnh là 665.754 con (không bao gồm số liệu lợn con theo mẹ). Trong đó, chăn nuôi trang trại 541.854 con/251 trang trại, chiếm 81,3% tổng đàn; chăn nuôi nông hộ 123.903 con. Tổng số hộ chăn nuôi 10.810, chiếm 19,7%.

Hiện Bình Phước đã xuất hiện bệnh DTLCP tại 5 hộ chăn nuôi lợn ở 3 xã, phường, thị trấn của thành phố Đồng Xoài và huyện Đồng Phú. Số lượng tiêu hủy 70 con/2,872 tấn. Trước đó, ngày 4-2-2019, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND và Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 21-3-2019 về hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP. Bình Phước đã thành lập 3 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật tạm thời tại đầu mối giao thông chính ra vào địa bàn tỉnh, gồm: xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng trên quốc lộ 14, tiếp giáp tỉnh Đắk Nông; xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành trên quốc lộ 13, tiếp giáp tỉnh Bình Dương và tại xã Tân Lập, huyện Đồng Phú trên đường ĐT741, tiếp giáp tỉnh Bình Dương.

Quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống, dập dịch

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng lưu ý tình trạng dịch bệnh còn xảy ra, khả năng lây lan bệnh cao. Phó thủ tướng khuyến cáo một số địa phương vẫn còn coi nhẹ, giao phó hoàn toàn cho cơ quan thú y; nhiều nơi chưa huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; các biện pháp phòng, chống dịch chưa hiệu quả, bố trí kinh phí còn chậm, chưa phù hợp; hỗ trợ chưa đáp ứng nhu cầu nên chưa khuyến khích được người dân tích cực phòng, chống dịch. Ngành nông nghiệp và các địa phương, doanh nghiệp, người dân cần tập trung, quyết liệt hơn nữa trong phòng chống, đặc biệt là dập dịch; cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để vừa chống dịch vừa phát triển ngành chăn nuôi.

N.T

  • Từ khóa
27605

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu