Thứ 5, 25/04/2024 12:41:48 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 10:43, 20/09/2018 GMT+7

Khẩn trương ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi

Thứ 5, 20/09/2018 | 10:43:00 141 lượt xem

>> Không chủ quan trước dịch tả lợn Châu Phi

BP - Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2698/UBND-KT ngày 19-9-2018 đối với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Hải quan, UBND huyện, thị xã.

Kiểm tra, kiểm soát chặt cửa khẩu, đường mòn, lối mở

Theo đó, ở khu vực biên giới: Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn (heo), sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng chủ trì, phối hợp Cục Hải quan, các thành viên Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và UBND các huyện biên giới tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các vụ việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật...

Trong nội địa, Chủ tịch UBND tỉnh giao: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã trong việc theo dõi, giám sát và ứng phó nếu có bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện trên địa bàn tỉnh... Sở Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp các ngành liên quan tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn chưa qua kiểm dịch, không có nguồn gốc lưu thông trên địa bàn tỉnh.

Triển khai ngay Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

UBND các huyện, thị xã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND xã, phường, thị trấn khẩn trương triển khai ngay Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đợt 2/2018 (từ ngày 20-9 đến 20-10-2018) trên địa bàn. Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì cần lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Khi phát hiện có bệnh DTLCP phải dừng việc vận chuyển và xử lý ngay đàn lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã xác định dương tính với bệnh theo đúng quy định của Luật Thú y và các thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc, khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi, nhất là tại những cơ sở sản xuất giống...); cần tập trung đối với đàn lợn tại các xã giáp biên giới, có phương tiện vận chuyển đến từ các nước đang có bệnh DTLCP và địa phương có nhiều khách du lịch.

Đối với các huyện biên giới như Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập: Phối hợp chặt chẽ với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan và ngành liên quan tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh DTLCP nhập cảnh vào Việt Nam. Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại những địa bàn có nguy cơ cao.

B.T

  • Từ khóa
43196

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu