Thứ 5, 28/03/2024 22:12:30 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 15:27, 29/04/2014 GMT+7

Đặc khu kinh tế phải tạo đột phá mạnh

Thứ 3, 29/04/2014 | 15:27:00 226 lượt xem

Với chủ đề Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế, đề xuất VN nên sớm có thể chế cho đặc khu kinh tế đã được các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế đặt ra tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân do Ủy ban kinh tế của Quốc hội chủ trì  trong hai ngày (28 và 29-4) ở Quảng Ninh.

Đây được xem là động lực phát triển mới cho đất nước trong những năm nay và nhiều năm sau nữa, bởi Hội nghị TW 8 khóa XI năm 2013 đã chọn ba khu kinh tế tiêu biểu để nâng cấp thành đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Vân Phong (Khánh Hòa).

Đồng tình với việc tại Quảng Ninh sẽ hình thành một đặc khu kinh tế, PGS-TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế VN - cho rằng việc xây dựng đặc khu kinh tế không phải tạo ra sự phát triển cho một vùng nào mà là để xác lập hình mẫu kinh tế hiện đại. Đặc khu kinh tế phải tạo tọa độ đột phá mạnh trong phát triển kinh tế xã hội.

Ông Phạm Minh Chính, Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Quảng Ninh cho biết kế hoạch trong năm nay, đề án về đặc khu kinh tế sẽ được trình lên Trung ương. Theo đề án, đặc khu kinh tế sẽ gồm khách sạn, khu vui chơi, giải trí như casino, trung tâm mua sắm… với hạ tầng phát triển với đường, sân bay…

"Cái gì là lợi thế thì mình phát huy. Ma Cao, Lasvegas không có Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long như chúng ta. Thêm nữa, chúng ta có lợi thế lao động rẻ trong khu vực. Còn đầu tư cái gì thì nhà đầu tư sẽ quyết định, chúng ta chỉ đưa ra thể chế để họ hoạt động. Thể chế sẽ thể hiện nhà đầu tư được lợi gì, nhà nước được gì và người dân được gì. Tất nhiên trong một cuộc chơi, chỉ một người được lợi thì sẽ không bền vững", ông Chính nói.


Ý tưởng làm đặc khu Quảng Ninh đã có, nhưng sẽ tốt hơn nếu liên kết được Hải Phòng và Quảng Ninh để làm một “vùng đặc khu”. Trong ảnh: Cảng Vân Đồn

Nói thêm về lý do chọn Vân Đồn là một khu kinh tế trọng điểm, theo ông Chính, do Vân Đồn nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có sức lan tỏa mạnh tới toàn vùng, là điểm trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, cầu nối ASEAN - Trung Quốc. Đặc biệt, nơi này nằm trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung…

Liên quan đến thể chế cho đặc khu kinh tế, trả lời báo giới bên lề diễn đàn, theo ông Chính sẽ gồm hai hệ thống. Đó là là hệ thống về tổ chức và hệ thống về cơ chế chính sách. Nguyên tắc của hệ thống về tổ chức hành chính phải gọn nhẹ, hiệu quả, đương nhiên là không thể cồng kềnh như bây giờ. Còn hệ thống về chính sách là thuế, tiền tệ… phải bằng hoặc cạnh tranh ở mức cao nhất so với các đặc khu kinh tế trên thế giới.

Đơn cử thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, chính sách đất đai… phải đảm bảo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo TS Lê Đăng Doanh, hiện cả nước có 15 khu kinh tế ven biển, 28 khu kinh tế cửa khẩu. Các khu kinh tế này đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước, song trên thực tế vận hành cũng đã bộc lộ một số khó khăn hạn chế.

Dù đã được hưởng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi nhưng vẫn bị giới hạn bởi các quy định pháp luật chung hiện hành và cùng với đó là bộ máy quản lý, thủ tục hành chính chưa thông thoáng, chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực. Nhìn chung các khu kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đạt mục tiêu đề ra.

Nguồn TTO

  • Từ khóa
37389

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu