Thứ 5, 28/03/2024 16:39:58 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 16:56, 15/09/2014 GMT+7

Bài viết về 45 năm thực hiện Di chúc của Bác

Lời Bác luôn in đậm trong trái tim tôi

Thứ 2, 15/09/2014 | 16:56:00 1,842 lượt xem
BPO - Đất nước đã thống nhất gần 40 năm, nhưng những ký ức về một thời lửa đạn vẫn in đậm trong tâm trí cựu chiến binh Phạm Đức Cương (năm 1947) ở phường Tân Đồng, TX. Đồng Xoài. Với ông và đồng đội, sau khi đọc Di chúc của Bác, những người lính như được tiếp thêm sức mạnh và ý chí chiến đấu, quyết tâm vượt khó thực hiện tâm nguyện của Người trước lúc đi xa.

Sinh ra và lớn lên ở quê hương Thái Bình, năm 1966, ông Phạm Đức Cương nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 14 (Bộ tư lệnh Miền). Từ năm 1967 đến 1975, ông tham gia chiến đấu trên các chiến trường khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, rồi tiến về giải phòng Sài Gòn.

Ông Phạm Đức Cương (bên trái) trực tiếp đến thăm hỏi nạn nhân chất độc da cam/dioxin  lúc ốm đau

Ông kể: Gần 10 năm chiến đấu, trải qua các cương vị, từ chính trị viên đại đội đến chính trị viên tiểu đoàn, năm nào đơn vị cũng tổ chức đón tết Độc lập thật trang trọng. Buổi lễ bao giờ cũng có biểu diễn văn nghệ, liên hoan với những thực phẩm tự túc và nghe Bác đọc Tuyên ngôn độc lập. Bỗng giọng ông trầm xuống, đơn vị vừa lập thành tích chào mừng Quốc khánh bằng chiến thắng trận Bến Cầu - Tây Ninh, thì sáng 3-9 nhận được tin Bác đã đi xa. Biến đau thương thành hành động, tiếp đó đơn vị đã lập thành tích dâng lên Người bằng những chiến thắng giòn giã trên các mặt trận Xa Mát, Đồng Pan, Thị Tính, Bến Cát… Không chỉ với tết Độc lập mà ngay sau khi nhận được Di chúc của Bác (tháng 9-1969), đơn vị đã tổ chức cho toàn đơn vị học tập. Dòng chữ “Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất…” trong Di chúc của Người như có một sức mạnh vô hình, thôi thúc chúng tôi quyết tâm đánh giặc. Đơn vị vừa chiến đấu mở rộng vùng giải phóng, vừa ổn định đời sống nhân dân và giúp bà con tăng gia sản xuất. Đi đến đâu chúng tôi cũng được nhân dân tin yêu, giúp đỡ, bảo vệ và cùng sát cánh đánh giặc.

Sau giải phóng, ông được điều ra Bắc giám định và bị mất 41% sức khỏe (thương binh 3/4). Do không đủ điều kiện tiếp tục phục vụ quân đội, ông tiếp tục theo học và tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Nhớ lời Bác dạy, ông tình nguyện vào tỉnh Sông Bé (cũ) công tác, đưa những kiến thức đã học được giúp bà con phát triển kinh tế. Ở đây, ông còn thực hiện được tâm nguyện tìm hài cốt đồng đội hy sinh và đã tìm được 34 bộ, giúp gia đình đồng đội đưa về nơi án táng cuối cùng. Năm 1984, do hoàn cảnh gia đình và sức khỏe yếu, ông xin nghỉ công tác về sinh sống ở Đồng Xoài, nhưng với ý chí “thương binh tàn nhưng không phế”, ông tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Đình, Chủ tịch Hội cựu chiến binh phường Tân Đồng cho hay: Trước đây, với vai trò là phó chủ tịch hội, ông Cương đã xây dựng đơn vị từ yếu kém lên vững mạnh. Tuy đã chuyển công tác khác, nhưng ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ đồng chí, đồng đội. Với vai trò Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin phường, từ đầu năm đến nay, ông và các thành viên đã vận động xây dựng một căn nhà tình thương cho hội viên Nguyễn Bình Tiên ở khu phố 1; gây quỹ được 12 triệu đồng gửi ngân hàng lấy lãi thăm hỏi hội viên lúc ốm đau; phối hợp đưa 4 hội viên đi giám định hưởng chế độ…

Lâm Phương

  • Từ khóa
11725

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu