Thứ 6, 19/04/2024 08:34:09 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Văn hóa 15:52, 06/04/2016 GMT+7

Những lưu ý cần thiết nhất để ăn măng tươi không bị ngộ độc

Thứ 4, 06/04/2016 | 15:52:00 2,920 lượt xem
BPO - Măng tươi là món ăn dân dã nhưng được cả người dân nông thôn và thành thị ưa chuộng. Tuy nhiên, hàng năm vẫn có không ít các ca ngộ độc thực phẩm do ăn măng tươi không đúng cách.

Những ngày này đang là mùa măng tươi ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc như: Bắc Giang, Lạng Sơn... Đây là món măng rừng được nhiều người ưa chuộng cả khu vực nông thôn lẫn thành thị. 

Măng sau khi khử độc có thể chế biến thành rất nhiều món ngon. Ảnh: Cún Khang. Măng tươi - món ăn dân dã theo mùa được nhiều người ưa chuộng

Là món ăn không phải ngày nào cũng có, nên mỗi khi món ăn đến mùa như bao món ăn khác, người dân thường “đổ xô” đi săn tìm. Là phực phẩm được ưa chuộng, nhưng đồng thời măng rừng cũng là món ăn dễ gây ngộ độc nhất cho con người. Đã từng có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn măng, tất cả là do độc tố cyanide. Dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN) đã gây hại cho cơ thể người dùng.

Cần luộc măng thật kỹ trước khi nấu

Trong mỗi cân măng củ có chứa khoảng 230mg cyanide, chúng có thể gây tử vong ngay lập tức cho 2 đứa trẻ khoảng 1 tuổi. Khi luộc sôi măng khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn lưu trữ trong măng khoảng 160mg trong mỗi cân. Tuy nhiên, nếu chúng ta luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã chuyển sang màu vàng và có mùi chua, thì hàm lượng chất cyanide chỉ còn khoảng chưa đầy 9mg/mỗi cân. 

Những người tuyệt đối không ăn măng.Cần luộc kỹ măng trước khi nấu

Chính bởi vậy, để tránh bị ngộ độc khi ăn măng tươi, chúng ta cần phải luộc măng thật kỹ, khi luộc cần phải thay nước nhiều lần và ngâm chúng đủ thời gian trước khi mang đi nấu.

Cách khử độc măng

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, chị em nội trợ cần ghi nhớ những cách khử độc măng dưới đây để cả nhà không bị ngộ độc.

Cách 1: Bóc hết vỏ măng, rửa sạch đất cát bám trên măng. Tùy theo loại măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Chúng ta có thể cắt thành từng lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợ rồi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc. Sau đó rửa lại với nước trước khi nấu.

Cách 2: Sau khi bóc vỏ măng, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc cùng măng. Khi măng đã chín, đổ bỏ hết phần nước nóng và cho nước lạnh vào. Sau đó vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể an toàn chế biến thành món ăn. 

Cách 3: Bóc vỏ măng và bỏ vào nồi nước luộc. Cần phải luộc đi luộc lại măng khoảng 2-3 lần. Sau đó mang măng ra ngâm với nước gạo trong vòng 2 ngày chất độc đã được loại bỏ (thay nước gạo thường xuyên với mức 2 lần/ngày). Hoặc chúng ta có thể luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch, đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng trong măng cũng đi hết, rồi mới đem đi chế biến. 

Cách 4: Với các loại măng nhiều độc, măng đắng cần phải ngâm bằng nước vôi trong, luộc bỏ vài lượt nước để bớt những nước đầu cho đến khi nước trong rồi mới mang đi chế biến. Trong khi chế biến món ăn như luộc hoặc nấu, nên mở vung cho chất độc bay hơi hết ra ngoài. 

Cách 5: Măng tươi để nguyên cả vỏ, xếp gọn trong một chiếc nồi. Cho thêm vài quả ớt bỏ hạt, cho nước gạo vào đến khi ngập gần hết măng. Sau đó đun lửa vừa cho đến khi măng mềm thì bắt xuống. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ và xả lại vài lần bằng nước sạch. Với cách này, măng sẽ không còn bị đắng mà chất độc cũng theo đó mà tiêu tan, bạn sẽ yên tâm chế biến thành món ăn của mình.

Cách 6: Đối với những gia đình muốn làm măng khô, thì trước khi phơi hoặc sấy măng cần phải ngâm qua nước muối. Đến khi sử dụng để chế biến thành món ăn cần phải chần lại bằng nước nóng hoặc tốt nhất nên luộc lại măng cho an toàn. Cách muối măng chua cũng là một biện pháp hữu ích để làm giảm tính độc hại của măng.

Những ai không nên ăn măng tươi

Người bị đau dạ dày: Trong măng có chứa một hàm lượng lớn acid cyanhydric (khoảng 230 mg trong một kg măng củ). Đây là một chất gây độc hại cho dạ dày. Những người đang bị dạ dày cần phải kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống ngay cả sau khi chữa trị. Bởi vậy, để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, thì những người này không nên ăn măng tươi. 

Người bị bệnh gút: Những người mắc bệnh gút cần phải cẩn trọng với chế độ ăn của mình, vì nếu không sẽ có thể làm tăng lượng acid uric có trong máu, làm bệnh gút trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh có mặt của món măng tre, măng trúc, măng tây.. chúng chính là nguyên nhân làm tăng acid uric trong cơ thể của bạn.

Người bệnh thận: Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Bởi vậy, những người mắc bệnh này cần tuyệt đối tránh xa món măng tươi.

Nguồn Depplus 

  • Từ khóa
86495

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu