Thứ 5, 25/04/2024 16:42:19 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Giáo dục 14:11, 21/08/2014 GMT+7

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM HUYỆN HỚN QUẢN (NHIỆM KỲ 2014-2019)

Những thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác ở Hớn Quản

Thứ 5, 21/08/2014 | 14:11:00 377 lượt xem
BP - Mỗi người một hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau nhưng họ luôn thể hiện nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng và góp sức cho phong trào, hoạt động của hội - đoàn theo tinh thần “Nói lời hay, làm việc tốt”.

Làm giàu để xây dựng
quê hương

Anh Phạm Văn Mẫn (29 tuổi, quê ở tỉnh Nam Định), theo gia đình vào Bình Phước lập nghiệp từ năm 1987 tại vùng đất mới ở ấp An Quý, xã Thanh An. Hàng ngày, mẹ đi làm công cho chủ vườn, còn bố kiếm việc làm quanh vùng bằng nghề mộc. Tiết kiệm chi tiêu, gia đình Mẫn mua được vài sào đất trồng tiêu. Cuộc sống với bao khó khăn, vất vả nên ba mẹ đã định hướng cho Mẫn phải chịu khó học tập để sau này có nghề nghiệp ổn định.

   Anh Phạm Văn Mẫn                                Chị Bao Thị Kiều Thu

 
Năm 2005, Mẫn tốt nghiệp trung cấp Điện lực II (TP. Hồ Chí Minh) và làm việc tại Công ty cổ phần Thủy điện Sork Phu Miêng (Bù Gia Mập). Năm 2009, Mẫn lập gia đình. Nhờ siêng năng, biết tính toán làm ăn, vợ chồng Mẫn đang sở hữu 1.000 nọc tiêu, 400 cây cao su, 1 sân bóng đá mini và một khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em tại ấp. Công việc ở nhà máy thủy điện làm theo ca nên Mẫn phải sắp xếp thời gian tranh thủ làm vườn, giảm tiền thuê nhân công. Sau khi trừ chi phí, vợ chồng Mẫn thu về khoảng 400 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, Mẫn luôn tích cực, xung kích đi đầu trong các phong trào, hoạt động của đoàn - hội tại địa phương.

Thủ lĩnh đoàn năng động

Là phụ nữ đang có con nhỏ nhưng 5 năm qua, chị Bao Thị Kiều Thu (30 tuổi) luôn hoàn thành xuất sắc vai trò Bí thư Xã đoàn An Phú. Vợ chồng chị hiện đang duy trì dịch vụ tiệc cưới. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị thu gần 500 triệu đồng. Kinh tế ổn định nên chị Thu có điều kiện gắn bó với công tác đoàn nhiều hơn. Chị Thu cho biết: Địa bàn xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trước đây nhiều thanh niên chơi bời lêu lổng, bỏ học nên Ban chấp hành xã đoàn phải phân công nhau vận động từng người tham gia sinh hoạt hạn chế thấp nhất tệ nạn xã hội. Do vậy, số lượng đoàn viên thanh niên tham gia công tác đoàn - hội ngày một tăng.

Năm 2012, chị Thu vận động thành lập câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình do chị làm chủ nhiệm. Ban đầu có 12 hội viên, nay đã tăng lên 18 hội viên với số vốn xoay vòng gần 40 triệu đồng. Ngoài cho vay vốn không tính lãi, hội viên trong câu lạc bộ còn được hỗ trợ cây - con giống, vần đổi ngày công, nhiều hội viên đã thoát nghèo.

Chị Thu bộc bạch: Làm công tác đoàn - hội phải nhiệt huyết và năng động, luôn thể hiện tinh thần “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”. Bản thân là nữ nên có nhiều hạn chế trong việc tham gia công tác xã hội. Tuy nhiên, gia đình luôn là hậu phương vững chắc để tôi gắn bó, cống hiến cho công tác đoàn.            

  Châu Diễm

  • Từ khóa
81418

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu