Thứ 5, 28/03/2024 15:43:52 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 07:27, 24/02/2017 GMT+7

Rất cần sự đồng thuận và sẻ chia

Thứ 6, 24/02/2017 | 07:27:00 167 lượt xem

>> PHÓ CHỦ TỊCH HUỲNH ANH MINH: UBND tỉnh cam kết đồng hành với nhà đầu tư để giải quyết khó khăn

BP - Dự án đường Trần Hưng Đạo nối dài đoạn từ đường Lê Duẩn đến đường Hai Bà Trưng thực hiện theo hình thức BT, được UBND tỉnh phê duyệt tháng 4-2016, với vốn đầu tư 316,81 tỷ đồng; trong đó doanh nghiệp đầu tư 266,83 tỷ đồng để xây dựng và ngân sách nhà nước đầu tư 49,98 tỷ đồng thực hiện các tiểu dự án cơ sở hạ tầng, tái định cư.

Hiện nay, dự án mới kê được 228/308 hồ sơ, trong đó có 68 biên bản chưa đủ điều kiện xét duyệt. Dự án đã khởi công được hơn 9 tháng, đến nay chưa thi công vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ việc một số hộ dân bất hợp tác, không nhất trí với chủ trương của tỉnh hoặc không chấp nhận phương án thực hiện dự án.

Lâu nay, việc thực hiện dự án có liên quan đến đất đai ở nước ta nói chung và ở Bình Phước nói riêng thường gặp một khó khăn và khiến tiến độ bị chậm lại, đó là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Vì thế, các dự án luôn xem giải phóng mặt bằng là một trong những khâu quan trọng nhất. Giải phóng mặt bằng là liên quan đến đất đai, nhà cửa, tài sản của nhân dân. Thực tế thời gian qua, nhiều dự án có giá bồi thường chưa sát giá thị trường, người dân bị thiệt thòi, chính sách hỗ trợ giải tỏa thấp. Đặc biệt, việc bố trí tái định cư chưa kịp thời ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người bị giải tỏa thu hồi đất. Việc hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho người dân trong vùng dự án cũng còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân...

>> Lấy ý kiến nhân dân về Dự án đường Trần Hưng Đạo nối dài

Tuy nhiên, bên cạnh những trường hợp đó, cũng có nhiều trường hợp người dân trong vùng dự án bất hợp tác hoặc quá tham lam. Không khó nhận ra những trường hợp này. Ví dụ như trong dự án đường Trần Hưng Đạo nối dài: Khu vực thực hiện dự án trước đây phần lớn là đất nông nghiệp. Các thửa đất lớn dần được tách thửa thành những thửa nhỏ, đồng thời diện tích đất ở tăng lên nhanh chóng và trở thành một khu dân cư đông đúc. Vì không được quy hoạch bài bản từ đầu, nên gần như tất cả đường đi trong khu vực hiện nay đều là hẻm nhỏ, hẻm cụt, ngoằn nghoèo... Song, khi dự án đường Trần Hưng Đạo nối dài được triển khai, nhà đất của ông A ở sâu trong hẻm nhưng trên tuyến đường dự kiến xây dựng, nên ông A đề nghị bồi thường phải bằng với giá thị trường... mặt tiền đường Trần Hưng Đạo hiện nay (gấp nhiều lần giá trong hẻm)! Pháp luật về đất đai quy định sau giải tỏa phải tạo dựng cho người dân có cuộc sống tốt hơn so với nơi ở cũ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy ngay đòi hỏi của ông A hết sức vô lý. Bởi lẽ, nếu dự án không được triển khai, nhà đất của ông A không thể lấy đâu ra cái giá “trên trời” đó.

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu