Thứ 5, 28/03/2024 16:04:28 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

ÔN CỐ TRI TÂN 14:58, 22/05/2018 GMT+7

Số phận lạ lùng

Thứ 3, 22/05/2018 | 14:58:00 2,723 lượt xem

BP - Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Lý Chiêu Hoàng là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và cuộc đời của bà trải qua nhiều thăng trầm. Bà từng xuống tóc đi tu, sau khi phải nhường ngôi báu. Lý Chiêu Hoàng (1218-1278) tên thật là Lý Phật Kim, sau đổi tên thành Lý Thiên Hinh. Bà là con gái của vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung. Sinh ra trong giai đoạn nhà Lý suy yếu, nên cuộc đời bà có những bước rẽ không thể đoán định.

Từ khi được Thái tổ Lý Công Uẩn sáng lập năm 1009, trải qua quá trình hưng thịnh, nhà Lý đã suy yếu từ thời ông nội Lý Chiêu Hoàng là Lý Cao Tông. Đến khi cha bà là Lý Huệ Tông lên ngôi, thì chính quyền nhà Lý đã quá suy yếu, để các thế lực khác tranh chấp. Khi bà được sinh ra thì mẹ bà, Thuận Trinh hoàng hậu Trần thị, em gái của Trần Tự Khánh và Trần Thừa đã là hoàng hậu. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có đoạn chép rằng: Bấy giờ thừa hưởng thái bình đã lâu ngày, giường mối dần bỏ, dân không biết việc binh, giặc cướp nổi lên không ngăn cấm được. Vua mới lên ngôi, đem việc nước giao cho thái úy, nhưng Đàm Dĩ Mông là người không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, nên chính sự cứ ngày một đổ nát.

Minh họa: S.H

Lý Huệ Tông không có con trai, về cuối đời chỉ lo ham chơi, rượu chè, nên quyền lực nằm trong tay Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ. Đến tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Trần Thủ Độ ép vua xuống chiếu lập Chiêu Thánh làm hoàng thái tử, rồi không lâu sau lại bắt vua nhường ngôi cho con gái mới chỉ lên 6 tuổi. Sự kiện này là bước ngoặt của vương triều Lý và sự bắt đầu của nhà Trần. Nó cũng làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời Lý Chiêu Hoàng.

Với âm mưu phải giành bằng được ngôi báu, Trần Thủ Độ đã sắp xếp cho cháu mình là Trần Cảnh vào hầu Lý Chiêu Hoàng, sau đó dàn xếp cho hai người lấy nhau. Đến tháng 11 năm Ất Dậu (1225), Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông). Kể từ đây, ngôi báu của họ Lý chính thức được nhường lại cho họ Trần sau “cuộc hôn phối chính trị”. Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong làm hoàng hậu và trở thành vị hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, vì khi đó bà mới 7 tuổi. Bà chung sống với Thái Tông hoàng đế hơn 10 năm, tình cảm khá sâu sắc, được Thái Tông rất yêu thương và kính trọng. Đến năm 1232, khi 14 tuổi, bà sinh con trai nhưng không may thái tử mất ngay sau đó.

Thái sư Trần Thủ Độ cùng Thiên Cực công chúa lo sợ huyết thống hoàng gia bị đứt đoạn, nên ép Thái Tông phải bỏ Lý Chiêu Hoàng để lấy chị dâu là Thuận Thiên công chúa khi đó đang có thai 3 tháng. Thái Tông hoàng đế phản đối, đang đêm trốn khỏi kinh thành để lên gặp sư Phù Vân ở Yên Tử nương nhờ. Thái sư vừa dỗ vừa gây sức ép, cuối cùng hoàng đế cũng phải chịu nghe theo và giáng Chiêu Thánh làm công chúa. Trước liên tục những biến cố của cuộc đời, quá đau buồn và chán nản, bà xuống tóc đi tu.

Thế nhưng, duyên nghiệp của vị nữ hoàng duy nhất vẫn chưa kết thúc. Sau cuộc chiến với quân đội Mông Cổ vào năm 1258, Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh công chúa cho Ngự sử đại phu Lê Phụ Trần, một thuộc tướng dòng dõi của Lê Đại Hành. Lê Phụ Trần vốn tên Lê Tần, người Ái Châu, con của danh tướng Lê Khâm có công giúp Trần Thái Tổ đánh dẹp Hoài Đạo vương Nguyễn Nộn. Chiêu Thánh công chúa sống với Lê Phụ Trần được 20 năm, sinh ra con trai là Thượng vị hầu Lê Tông, con gái là Ứng Thụy công chúa Lê Ngọc Khuê.

Đến khi mất, Lý Chiêu Hoàng có tới 7 lần ở những danh vị khác nhau gồm công chúa, hoàng thái tử, nữ hoàng nhà Lý; hoàng hậu, công chúa nhà Trần; sư cô và cuối cùng là phu nhân của danh tướng nhà Trần. Đầu năm Mậu Dần, niên hiệu Bảo Phù thứ 6 (1278), tháng 3, Chiêu Thánh công chúa qua đời, thọ 61 tuổi. Bà qua đời sau gần 1 năm so với vua Trần Thái Tông qua đời năm 1277.

Li bàn:

Trong cuc chiến chng quân Nguyên - Mông xâm lược ln th nht, vua Trn Thái Tông được mt v tướng tên Lê Tn h giá cu sng, mt mình mt nga ly ván g che cho vua khi trúng tên ca gic. Ghi nhn công lao to ln này, vua đã phong tước cho Lê Tn là Lê Ph Trn, đồng thi g v cũ, tc Chiêu Thánh công chúa cho. Trn Thái Tông đã phi tìm gp li Lý Chiêu Hoàng để thuyết phc bà. Và trong sách “Đại Vit s ký toàn thư” có chép v vic nhà vua nói vi Chiêu Thánh rng: Trm nếu không có khanh truyn ngôi, há li có được ngày nay, khanh nên c gng để cùng hưởng phúc đến cùng.

Từ khi sinh ra cho đến khi từ biệt cõi đời, với bao biến cố đã khiến Lý Chiêu Hoàng trở thành một nhân vật lịch sử có số phận lạ lùng và sóng gió nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Có lẽ vì thế cho nên vua Trần Thái Tông muốn phần nào bù đắp những thiệt thòi và khổ đau mà bà đã phải gánh chịu. Thế nhưng về việc này thì hậu thế thời nay đều có chung cách nghĩ với nhà sử học Lê Khắc Thuần đã viết trong “Việt sử giai thoại” rằng: Hậu thế chẳng ai dám trách Lê Phụ Trần, chỉ tiếc cho vua Trần, rằng khen sao hay vậy mà thưởng sao lạ vậy. Trong đạo vợ chồng, vua Trần Thái Tông chi mà bạc, bạc đến vậy, chi mà tệ, tệ đến vậy!

N.D

  • Từ khóa
110043

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu