Thứ 7, 20/04/2024 10:25:02 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 09:48, 24/07/2014 GMT+7

Sở Tư pháp trả lời chất vấn của các vị đại biểu HĐND

Thứ 5, 24/07/2014 | 09:48:00 1,773 lượt xem

>> Khai mạc kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa VIII
>> Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải: Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa VIII
>> Báo cáo của UBND tỉnh về vấn đề đã hứa với đại biểu và cử tri
>> Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa VIII: Nóng chất lượng đường giao thông
>> Sở GD-ĐT trả lời bằng văn bản về những vấn đề cử tri quan tâm

Sau phần trả lời của Giám đốc sở GD-ĐT, buổi làm việc sáng nay của kỳ họp tiếp tục với phần chất vấn và trả lời chất vấn của Sở Tư pháp. Ông Lê Tiến Hiếu, Phó giám đốc sở tư pháp trình bày văn bản trả lời của sở và trả lời chất vấn trực tiếp. Báo Bình Phước xin trích đăng nội dung văn bản trả lời của Sở Tư pháp tại kỳ họp.

Ông Lê Tiến Hiếu, Phó giám đốc sở Tư pháp trình bày văn bản trả lời cử tri và đại biểu tại kỳ họp

Đại biểu HĐND tỉnh chất vấn: Công tác kiểm soát thủ tục hành chính, những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện bộ thủ tục hành chính của tỉnh. Trách nhiệm của Sở Tư pháp trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính và giải pháp chấn chỉnh trong thời gian tới.

Trả lời: Từ ngày 1-7-2013, Sở Tư pháp nhận nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về Kiểm soát thủ tục hành chính tại địa phương, do đó tập trung tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, hoàn thiện về mặt thể chế để làm cơ sở cho các cấp, các ngành thực hiện, cụ thể: Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND); Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính (Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND); Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp trong việc cập nhật, công bố, công khai thủ tục hành chính (Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND); tham mưu ban hành Quyết định số 60/2013/QĐ

Sau khi hoàn thiện về mặt thể chế, cũng như việc chủ động tham mưu của Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm, trên cơ sở đó để các cấp, các ngành căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra như: Tham mưu cập nhật công bố công khai TTHC, niêm yết TTHC tại trụ sở cơ quan, giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức…đảm  bảo  đúng  tinh  thần  Nghị  định  số 63/2010/NĐ-CP,  Nghị  định  số 48/2013/NĐ-CP và bộ thủ tục hành chính  đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố.

Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện bộ thủ tục hành chính:

Trên cơ sở bộ thủ tục hành chính đã được công bố, các cấp, các ngành cơ bản thực hiện tương đối nghiêm túc, hạn chế tối đa việc công chức, viên chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân yêu cầu thêm thành phần hồ sơ ngoài quy định của bộ thủ tục hành chính  đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố.

Về tồn tại, khó khăn, một số sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã chưa kịp thời tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ khi văn bản Quy phạm pháp luật mới ban hành có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành. Một số công chức, viên chức của các cấp, các ngành được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính chưa nắm bắt kịp thời nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính chưa thực hiện tốt.

Giải pháp của ngành trong thời gian tới.

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chỉ đạo thực hiện và thực hiện: Niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan để thuận lợi cho cá nhân, tổ chức dễ tiếp cận quy định về thủ tục hành chính; Tổ chức triển khai, thực hiện tốt việc đánh giá tác động các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh có quy định về thủ tục hành chính (đối với sở, ngành cấp tỉnh); Thường xuyên rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh có quy định thủ tục hành chính để kịp thời tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ; Thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh mới ban hành có hiệu lực thi hành nhưng chưa được Chủ tịch UBND tỉnh công bố kịp thời song song với bộ thủ tục hành chính đang thực hiện, để giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đúng quy định; Đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính đúng thời hạn, không yêu cầu thêm thành phần hồ sơ ngoài quy định, nhằm hạn chế việc đi lại của cá nhân, tổ chức khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính; Công chức thực thi nhiệm vụ chủ động nghiên cứu nâng cao nghiệp vụ để tham mưu, hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại đơn vị.

Đối với Sở Tư pháp: Kiểm soát, đánh giá độc lập các thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh có quy định về thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo chặt chẽ, đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BTP, để khi văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh ban hành, triển khai, thực hiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cao; Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhỡ các đơn vị cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương mới ban hành có quy định về thủ tục hành chính để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố kịp thời theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTP;

Đại biểu HĐND tỉnh chất vấn: Hiện nay tình hình bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản là tang vật các vụ án bị tịch thu,…. Chậm được thực hiện, làm hư hỏng và giảm giá trị của tài sản, gây thất thu ngân sách của địa phương. Trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc tổ chức, triển khai thực hiện bán đấu giá trên địa bàn tỉnh và các giải pháp triển khai trong thời gian tới.

Trả lời: Việc bán đấu giá tài sản của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá phụ thuộc vào người có tài sản. Vì người có tài sản có quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá theo quy định tại nghị định 17 về bán đấu giá tài sản và thường hay bị động trong vấn đề này. Việc định gía tài sản đối với một số tài sản cao dẫn đến tài sản không bán được, phải giảm giá nhiều lần, kéo dài thời gian bán đấu giá, đây là nguyên nhân làm cho tài sản xuống cấp, mất hoặc giảm giá trị sử dụng dẫn đến thất thu ngân sách. Việc bảo quản tài sản của đa số các đơn vị có tài sản không đảm bảo, thiếu kho bãi chưa đúng theo quy định tại nghị định 115/2013/NĐ-CP, dẫn đến tài sản dễ bị hư hỏng gây lãng phí và thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan chưa đồng bộ, chưa thống nhất trong việc ký kết hợp đồng, chuyển giao tài sản và bàn giao tài sản bán đấu giá. 

Giải pháp của ngành trong thời gian tới.

Để đảm bảo công tác quản lý nhà nước và các giải pháp thực hiện nhanh tiến độ bán đấu giá tài sản. Sở Tư pháp chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời nghiệp vụ bán đấu giá trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý nhà nước trong việc bán đấu giá tài sản theo quy định. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền đối với các tổ chức bán đấu giá trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan có chức năng xử lý vi phạm hành chính lập phương án trình UBND phê duyệt để xây dựng kho nhằm bảo quản, bảo vệ tài sản trước khi bán đấu giá theo Nghị định 115/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo quy định.

Đồng thời, sở sẽ tích cực tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo cho các đơn vị có tài sản cũng như cơ quan có chức năng định giá tài sản có phương pháp xác định giá trị tài sản hợp lý đảm bảo tính kích thích người mua. Có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến việc bán đấu giá tài sản. Tham mưu cho UBND tỉnh khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Phó giám đốc Sở Tư pháp
Lê Tiến Hiếu

  • Từ khóa
11447

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu