Thứ 6, 26/04/2024 10:22:59 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

NGHE - THẤY & SUY NGẪM 13:30, 20/12/2018 GMT+7

Sự “sát hạch” cần thiết

Thứ 5, 20/12/2018 | 13:30:00 155 lượt xem
BP - Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa IX bế mạc hơn 1 tuần, nhưng “sức nóng” vẫn còn lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội ở Bình Phước, nhất là kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Theo dư luận, việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này là một dịp “sát hạch” rất kịp thời và cần thiết đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu sau nửa nhiệm kỳ công tác.

Ngày 21-11-2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Nghị quyết số 35/2012/ QH13 về lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Đến nay, Quốc hội và HĐND các cấp đã 3 lần lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, 62 đại biểu HĐND tỉnh Bình Phước khóa IX đã bỏ phiếu tín nhiệm đối với 28 cán bộ. Việc bỏ phiếu tín nhiệm được đánh giá nghiêm túc, đúng quy trình và phản ánh khách quan về phẩm chất, năng lực lãnh đạo, kết quả điều hành và hoạt động chuyên môn ở các sở, ngành, đơn vị của từng cán bộ do HĐND tỉnh bầu trong hơn nửa nhiệm kỳ qua. Đợt này, nhiều cán bộ có số phiếu tín nhiệm cao và rất cao. 

Theo dõi diễn biến tại kỳ họp, cử tri Bình Phước đánh giá cao trách nhiệm của các đại biểu trong hoạt động chất vấn tại nghị trường. Đặc biệt, việc lấy phiếu tín nhiệm đã tạo ra bước đột phá về phát huy tính dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử, cũng như trong đời sống xã hội ở tỉnh hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, khi cầm lá phiếu tín nhiệm, các đại biểu đã cân nhắc, xem xét và đánh giá kỹ về những phẩm chất chính trị, năng lực, đạo đức, lối sống của cán bộ. Vì vậy, những lá phiếu sẽ phản ánh đầy đủ, khách quan, trung thực về mọi mặt, kể cả ưu, khuyết điểm đối với cán bộ khi được các đại biểu tín nhiệm.

Lá phiếu cũng là lời nhắc nhở về những hạn chế còn tồn tại để cán bộ nhận thức rõ năng lực, khả năng của mình và cần có những hành động quyết liệt hơn trong thời gian còn lại trên vị trí công tác. Đối với những cán bộ có tín nhiệm cao chính là sự ghi nhận, động viên kịp thời và là điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình trong quản lý điều hành; người có số tín nhiệm thấp phải tự soi rọi lại mình... Một thực tế cho thấy, nhiều cán bộ chỉ làm tốt vai trò quản lý, điều hành chuyên môn ở cơ quan, đơn vị nhưng lại thiếu sự quan tâm đến những người xung quanh. Nhiều cán bộ lãnh đạo ở đơn vị được đánh giá là gương mẫu, điển hình, có uy tín... nhưng không tham gia bất kỳ hoạt động nào ở cộng đồng dân cư. Có cán bộ chỉ làm tốt nhiệm vụ chuyên môn nhưng lại thờ ơ với các phong trào vận động ở nơi cư trú... Vì vậy, có thể xem phiếu tín nhiệm chỉ là một cuộc thăm dò mức độ tín nhiệm của cán bộ trong công tác và cuộc sống, một công cụ giám sát có tính chế tài cao hơn các hình thức giám sát khác, đồng thời là dịp để động viên cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và gương mẫu hơn trong cuộc sống.

Chính những bài học quý đạt được nêu trên, Tỉnh ủy Bình Phước vừa ban hành Hướng dẫn số 04-HD/TU về lấy phiếu tín nhiệm cán bộ. Theo đó, cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm là bí thư, phó bí thư, từ ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến đảng ủy cơ sở và các chức danh do HĐND các cấp bầu cùng nhiều vị trí khác...

Tấn Phong

  • Từ khóa
109017

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu