Thứ 5, 28/03/2024 19:21:08 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 15:39, 04/08/2014 GMT+7

Giám đốc Sở NN và PTNT trả lời kiến nghị của đại biểu HĐND tỉnh

Thứ 2, 04/08/2014 | 15:39:00 1,404 lượt xem
BPO - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký ban hành Văn vản số 1072/SNN-VP gửi HĐND tỉnh về việc trả lời ý kiến, kiến nghị của Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII. Dưới đây là nội dung chính của văn bản này.

* Tổ đại biểu khu vực thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản kiến nghị: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cần bổ sung những giải pháp gì để có thể hoàn thành vào năm 2015 đối với 20 xã chỉ đạo điểm?

Trả lời: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tham mưu UBND tinh đánh giá tiến độ thực hiện, nguyên nhân chậm tiến độ và đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện như sau:


Cử tri huyện Hớn quản) kiến nghị - Ảnh: Thúy Ngọc

Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội: Trong số 8 tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, có 4 tiêu chí đạt thấp: Tiêu chí 2 giao thông (0/20 xã đạt), tiêu chí 5 trường học (0/20 xã đạt), tiêu chí 6 cơ sở vật chất văn hóa (0/20 xã đạt), tiêu chí 4 điện (7/20 xã đạt, tăng 30% so với năm 2010); 02 tiêu chí đạt trung bình: Tiêu chí 7 chợ (10/20 xã đạt, tăng 10% so với năm 2010), tiêu chí 9 nhà ở dân cư (10/20 xã đạt, tăng 50% so với năm 2010); 02 tiêu chí đạt khá: Tiêu chí 3 thủy lợi (15/20 xã đạt, tăng 60% so với năm 2010), tiêu chí 8 bưu điện (19/20 xã đạt, tăng 70% so với năm 2010). Nguyên nhân: Các tiêu chí xây dựng hạ tầng cần nhiều vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và vốn ngân sách tỉnh bố trí thấp nên không thực hiện đạt kế hoạch.

Giải pháp: Cần bố trí tăng vốn ngân sách nhà nước để đẩy nhanh tiến độ và  ưu tiên vốn cho những xã thực hiện tốt để hoàn thành các tiêu chí. Để tháo gỡ khó khăn về vốn, UBND tỉnh đã thực hiện bảo lãnh mua xi măng trả chậm của Xí nghiệp tiêu thụ và dịch vụ VICEM Hà Tiên cho các huyện, thị xã để đầu tư làm đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM với tổng cộng 4.450 tấn xi măng (tại Công văn số 1663/UBND-2KTN ngày 29-5-2014); UBND tỉnh đang làm việc với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đá trên địa bàn tỉnh về phương án ủng hộ sản phẩm đá các loại cho các huyện, thị xã triển khai thi công các tuyến đường giao thông nông thôn...

Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất: Trong số 4 tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất có 3 tiêu chí: Tiêu chí 10 Thu nhập (13/20 xã đạt, tăng 65% so với năm 2010), Tiêu chí 11 hộ nghèo (16/20 xã đạt, tăng 75% so với năm 2010), tiêu chí 12 Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (17/20 xã đạt, tăng 85% so với năm 2010) đạt khá, còn 1 tiêu chí 13 hình thức tổ chức sản xuất (6/20 xã đạt, tăng 25% so với năm 2010).

Nguyên nhân: Đây là nhóm tiêu chí chỉ dựa vào sức dân, tuy nhiên điều kiện nguồn vốn của nông dân còn hạn chế, giá cả nông sản vật tư đầu vào cao, thiếu ổn định; giá nông sản bấp bênh, do đó ảnh hưởng lớn đến đời sống thu nhập của người dân.

Các ngành liên quan chưa làm tốt công tác giúp các xã thực hiện tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất.

Giải pháp: Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp huyện, hướng dẫn đôn đốc các xã thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả. Làm cơ sở nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã, huyện.

Ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề nông thôn, nâng cao lao động có tay nghề cho nông dân. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,... các dự án phát triển sản xuất, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng vật nuôi nhằm tăng năng xuất, sản lượng, chất lượng.

Các sở, ngành (Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã), UBND các huyện, thị xã cần chủ động hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới thực hiện tốt hơn tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất.

Nhóm tiêu chí Văn hóa - Xã hội - Môi trường: Trong số 4 tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội - môi trường có 2 tiêu chí đạt khá: Tiêu chí 14 giáo dục (16/20 xã đạt, tăng 60% so với năm 2010), tiêu chí 15 y tế (13/20 xã đạt, tăng 55% so với năm 2010); còn 2 tiêu chí đạt thấp: Tiêu chí 16 văn hóa (5/20 xã đạt, tăng 10% so với năm 2010), tiêu chí 17 môi trường (7/20 xã đạt, tăng 35% so với năm 2010).

Nguyên nhân: Tiêu chí 16 văn hóa, tiêu chí 17 môi trường tuy không cần nhiều kinh phí nhưng do các địa phương chưa coi trọng tổ chức thực hiện 2 tiêu chí này nên kết quả đạt thấp. Riêng tiêu chí 15 y tế đạt khá nhưng khả năng số xã tăng lên sẽ khó khăn do tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ và số bác sĩ trên vạn dân còn thấp, trong khi đó việc thu hút bác sĩ đến làm việc tại địa phương, nhất là tại vùng xa còn nhiều khó khăn.3

Giải pháp: Các xã cần tập trung hơn nữa trong tổ chức thực hiện tiêu chí 16 về văn hóa và tiêu chí 17 về môi trường.

Các sở, ngành liên quan (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Sở Tài nguyên - Môi trường), UBND các huyện, thị xã cần tập trung chỉ đạo sát sao hơn nữa các tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí này.

Nhóm tiêu chí hệ thống chính trị: 2 tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí này đạt khá: Tiêu chí 18 hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (16/20 xã đạt, tăng 35% so với năm 2010), tiêu chí 19 an ninh, trật tự xã hội (15/20 xã đạt, tăng 30% so với năm 2010). Tuy nhiên, đây là 2 tiêu chí không cần vốn nhiều kinh phí nhưng thực hiện chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra.

Nguyên nhân: Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xã còn chậm thực hiện. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc chưa được đẩy mạnh thực hiện.

Giải pháp: Cần tăng cường cán bộ đạt chuẩn cho các xã. Sở Nội vụ, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn trong việc thực hiện 2 tiêu chí này.

Tổ đại biểu khu vực huyện Đồng Phú và huyện Bù Đăng kiến nghị: Việc di dời hộ gia đình ông Nông Huỳnh Đông trú tại thôn 2, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng để thực hiện dự án thủy lợi Đa Bông Cua, nhưng chưa cấp đất định cư, định canh cho gia đình ông. Đồng thời, Ban quản lý dự án đang giữ của gia đình ông 30 triệu đồng, 1 ha đất cao su (1 năm tuổi).

Trả lời: Việc cấp đất tái định canh cho hộ ông Nông Đình Đông (không phải Nông Huỳnh Đông) đã được thực hiện đầy đủ và bàn giao ranh, mốc ngoài hiện trường cho ông có biên bản bàn giao hiện trường đã được ông ký nhận đất. Ban quản lý dự án đã thanh toán hết số tiền đền bù hỗ trợ theo quyết định của UBND tỉnh cho từng giai đoạn phê duyệt và bàn giao đất cao su sau khi trồng 1 năm tuổi cho các hộ, không giữ lại tiền hoặc đất cao su của ông và các hộ. Ban Quản lý dự án không giữ tiền như ông phản ánh. Riêng việc cấp đất tái định cư cho hộ ông Nông Đình Đông cùng 8 hộ chưa được cấp đất tái định cư do đất quy hoạch thuộc dự án Đa Bông Cua đã cấp hết, UBND tỉnh giao UBND huyện Bù Đăng tiếp tục thực hiện cấp đất tái định cư cho các hộ (UBND tỉnh chỉ đạo tại Thông báo kết luận số 214/TB-UBND ngày 28-6-2012 và Thông báo số 443/TB-UBND ngày 28-12-2012). Để UBND huyện Bù Đăng có cơ sở giải quyết cấp đất tái định cư cho các hộ dân theo hướng xen ghép, Sở NN&PTNT đã chuyển toàn bộ danh sách, hồ sơ của các hộ cho UBND huyện Bù Đăng và đề nghị UBND huyện Bù Đăng sớm thực hiện cấp đất tái định cư cho các hộ để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, UBND huyện Bù Đăng cho biết, do chưa được cấp vốn thực hiện bồi thường cho diện tích thu hồi đất để cấp cho cac hộ nên đến nay UBND huyện Bù Đăng vẫn chưa cấp đất được cho các hộ. Sở NN&PTNT sẽ kiến nghị UBND tỉnh ứng vốn cho huyện để thực hiện.

Tổ đại biểu khu vực huyện Đồng Phú và huyện Bù Đăng kiến nghị: Ban quản lý dự án Đa Bông Cua thu hồi 4.000 m2 đất của người dân xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng nhưng chưa đền bù cho người dân. Đề nghị cho biết lý do và hướng giải quyết.

Trả lời: Theo chính sách quy định hiện hành tại Quyết định số 46/2008/QĐ-UBND ngày 12-8-2008 của UBND tỉnh, Ban QLDA Đa Bông Cua phối hợp với Hội đồng kiểm kê, áp giá đền bù hỗ trợ huyện Bù Đăng xem xét, trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 hỗ trợ cho các hộ bị thu hồi đất, tài sản gắn liền trên đất tại xã Thống Nhất, Ban QLDA Đa Bông Cua đã tiến hành chi trả tiền đến từng hộ gia đình, cá nhân đúng số tiền đã được UBND tỉnh phê duyệt, không có hộ gia đình, cá nhân nào thu hồi đất mà chưa được giải quyết theo chính sách quy định. Phản ảnh của Đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Đồng Phú không cho biết tên cụ thể của hộ dân nên Sở NN&PTNT không có cơ sở để kiểm tra và giải trình làm rõ.

Tổ đại biểu khu vực huyện Đồng Phú và huyện Bù Đăng kiến nghị: Công trình thủy lợi (của Công ty Thủy nông làm chủ đầu tư) đầu tư gần 20 tỷ đồng tại xã Đăng Hà nhưng vận hành không hiệu quả, cử tri kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được khắc phục? Đề nghị xem xét khắc phục.

Trả lời: Công trình thủy lợi trạm bơm Đăng Hà, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng do Ban QLDA bảo vệ rừng và PTNT làm chủ đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) cho vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên. Công trình được thi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2006, với năng lực tưới 2 vụ cho 230 ha đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng. Sau khi hoàn thành công trình được bàn giao cho Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước quản lý, khai thác. Sau thời gian đưa vào khai thác, do dòng chảy mùa kiệt của sông Đồng Nai xuống thấp hơn so với mực nước thấp nhất thiết kế để vận hành bơm nên từ mùa khô năm 2010, trạm bơm không vận hành để cung cấp nước phục vụ được hết vụ Đông Xuân. Để khắc phục tình hình này, tháng 10-2012, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện hạ thấp đáy bể hút trạm bơm và nâng cấp tuyến kênh bị hư hỏng. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 2192/QĐ-UBND ngày 30-10-2012 và Quyết định số 1132/QĐ-UBND ngày 27-6-2013, việc thi công hạ thấp đáy bể hút và nâng cấp kênh được hoàn thành vào tháng 4-2014. Hiện nay, công trình đang được thực hiện nghiệm thu hoàn thành và bàn giao cho Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước để đưa công trình vào phục vụ cho nhân dân ngay trong mùa khô năm 2014-2015.

Tổ đại biểu khu vực thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành kiến nghị: Xem xét và có chủ trương giải quyết dứt điểm hợp đồng liên kết trồng cao su của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng cao su Phú Thịnh với UBND huyện Bù Gia Mập. Tổ đại biểu khu vực thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập kiến nghị: Hợp đồng liên kết trồng cao su trên đất Chương trình 134 được triển khai từ năm 2008 nhưng mới ký kết hợp đồng về mặt chủ trương, đến nay chưa thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Đề nghị làm rõ nguyên nhân? quá trình thực hiện gặp những khó khăn, vướng mắc như thế nào và khi nào sẽ hoàn tất các thủ tục pháp lý theo quy định? Đề nghị giao diện tích này về cho huyện để tiến hành ký kết hợp đồng với các công ty trồng cao su, lợi nhuận thu được sẽ dùng chăm lo đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiếu số thuộc diện thụ hưởng, không giao đất trực tiếp cho các hộ vì các hộ sẽ bán hoặc cho thuê, không phát huy được hiệu quả”.

Trả lời: Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất theo Chương trình 134 (Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20-7-2004) của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh đã quy hoạch hỗ trợ cho huyện Bù Gia Mập (huyện Phước Long cũ) với diện tích 150 ha, cho 163 hộ thuộc các xã Phú Riềng, Phước Tân, Long Hà thuộc huyện Bù Gia Mập và xã Phước Tín, thị xã Phước Long. Do diện tích đất quy hoạch 150 ha cho huyện Bù Gia Mập là đất thu hồi từ các hộ dân lấn chiếm, nên UBND huyện Phước Long (cũ) đã xin chủ trương Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho liên kết trồng cao su với Công ty cao su Phú Riềng. Từ tình hình thực tế nêu trên, UBND tỉnh đã thuận chủ trương tại các Công văn số 1648/UBND-SX ngày 19-7-2007; Công văn số 1905/UBND-SX ngày 15-8-2007; Công văn số 532/UBND-SX ngày 7-3-2011; Công văn số 4102/UBND-VX ngày 23-11-2012 để huyện triển khai thực hiện liên doanh với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Thịnh trên địa bàn để trồng cao su theo hình thức chia 50% lợi nhuận đối với huyện Bù Gia Mập.

Tuy nhiên do chưa làm rõ được phương án giao đất cho từng hộ dân hay cộng đồng nhằm tránh hộ dân bán sau khi được giao đất nên thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy tại Thông báo số 1282-TB/TU ngày 12-6-2012 về kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập dừng lại chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ thụ hưởng Chương trình 134. Hiện nay vườn cao su liên kết giữa các hộ 134 với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Thịnh đang đi vào khai thác sản phẩm (năm thứ 3). Trong năm 2012, 2013 được sự chấp thuận của UBND tỉnh, UBND huyện Bù Gia Mập phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Thịnh trích 50% lợi nhuận từ việc khai thác cao su liên doanh chia cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng với mức chi cho tết Nguyên đán 2013 là 2.000.000 đồng/ha; tết Nguyên đán 2014 là 5.000.000 đồng/ha. Để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của các hộ dân có đất thụ hưởng chính sách từ Chương trình 134 đã góp vào liên doanh với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng cao su Phú Thịnh, trên cơ sở Báo cáo số 67/BC-UBND ngày 18-6-2014 của UBND huyện Bù Gia Mập, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2252/UBND-SX ngày 18-7-2014 đề nghị Thường trực tỉnh ủy cho chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng chính sách của Chương trình 134 để làm căn cứ pháp lý cho bên góp đất ký hợp với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng cao su Phú Thịnh nhằm có cơ sở tính toán công khai chia lợi nhuận hằng năm (hiện nay mới chỉ thực hiện tạm ứng lợi nhuận) giữa bên góp đất và đầu tư trồng và quản lý, khai thác vườn cao su trên đất.

Nguyễn Văn Tới

  • Từ khóa
11511

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu