Thứ 3, 16/04/2024 11:35:15 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 07:29, 22/05/2014 GMT+7

Trách nhiệm của cơ quan tham mưu về bình ổn giá

Thứ 5, 22/05/2014 | 07:29:00 194 lượt xem

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 56/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14-6-2014. Theo đó, nội dung của thông tư này quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tham mưu thuộc Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện bình ổn giá, cụ thể:

Cơ quan tham mưu cho Bộ Tài chính là Cục Quản lý giá có trách nhiệm: Theo dõi, tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình giá cả thị trường trong nước và thế giới; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng bộ tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Bộ tài chính; Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định; Trình Bộ trưởng bộ tài chính quyết định mức trích lập, mức sử dụng quỹ bình ổn giá; giám sát việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá đối với từng mặt hàng theo quy định; Trình Bộ trưởng bộ tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng chính phủ tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá…

Cơ quan tham mưu thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của các bộ, cơ quan ngang bộ. Cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Sở tài chính có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tỉnh kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tỉnh tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ, UBND tỉnh quyết định; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn địa phương...

Về cách thức thực hiện đăng ký giá, thông tư này quy định, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá theo một trong các hình thức sau: Gửi trực tiếp 2 bản tại văn phòng cơ quan tiếp nhận biểu mẫu; Gửi qua đường công văn 2 bản cho cơ quan tiếp nhận biểu mẫu; Gửi qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan biểu mẫu có chữ ký và dấu đỏ theo địa chỉ đã được cơ quan tiếp nhận biểu mẫu thông báo hoặc gửi qua fax và gọi điện thoại thông báo cho cơ quan tiếp nhận biểu mẫu. Đồng thời, gửi 2 bản qua đường công văn cho cơ quan tiếp nhận biểu mẫu.

Về quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện đăng ký giá, được quy định như sau: Đối với cơ quan tiếp nhận biểu mẫu có quyền sử dụng mức giá do tổ chức, cá nhân đăng ký vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường; kiểm tra các yếu tố hình thành giá, công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng phục vụ mục tiêu bình ổn giá, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo luật định khi cần thiết...

Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá có quyền mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã đăng ký nếu sau 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện đăng ký giá theo quy định mà không nhận được văn bản (công văn, fax, thư điện tử) của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu yêu cầu tổ chức, cá nhân không được thực hiện mức giá đăng ký theo quy định; Có trách nhiệm thực hiện công khai thông tin về mức giá đã đăng ký; công khai, niêm yết trong toàn hệ thống phân phối (nếu có); thực hiện đúng giá niêm yết...

 PV

  • Từ khóa
37430

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu