Thứ 4, 24/04/2024 02:27:31 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 10:33, 25/10/2013 GMT+7

Trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị xử lý như thế nào?

Thứ 6, 25/10/2013 | 10:33:00 126 lượt xem

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Theo quy định tại Điều 11 của nghị định này, người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, như sau:

Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế; không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế; không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hóa, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế; sửa chữa, tẩy xóa chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

Phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế khi có các hành vi vi phạm trong các trường hợp: Vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 (hai) tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ 3 (ba) có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.

Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế ngoài việc bị xử phạt còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, nhưng không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế đối với số thuế trốn, số thuế gian lận. Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.

PV

  • Từ khóa
36783

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu