Thứ 6, 19/04/2024 08:17:55 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Tòa soạn và Bạn đọc 10:30, 18/04/2018 GMT+7

Trường Sa - Không xa

Thanh Hải
Thứ 4, 18/04/2018 | 10:30:00 836 lượt xem
BP - Hằng năm, Bộ tư lệnh Hải quân thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức nhiều đoàn cán bộ và kiều bào ở nước ngoài đi thăm quần đảo Trường Sa. Từ ngày 5 đến 12-4-2018, đoàn cán bộ của tỉnh do đồng chí Nguyễn Quang Toản, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh làm trưởng đoàn đi thăm, tặng quà, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở huyện đảo Trường Sa.

Từ ngày 5 đến 12-4, đoàn đã đến các đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Sinh Tồn, Cô Lin, Tiên Nữ, Núi Le B, Thuyền Chài A, An Bang, Trường Sa Đông, Trường Sa và nhà giàn DK1/19 (Quế Đường). Cùng đi trong đoàn, phóng viên Báo Bình Phước đã ghi lại một số hình ảnh ở Trường Sa, tuy xa nhưng lại rất gần gũi và thân quen với cuộc sống trên đất liền.

Khu dân cư trên các đảo thuộc quần đảo Trương Sa được thiết kế và xây dựng giống các khu dân cư trên đất liền. Điều này tạo cho người dân nơi đây có cảm nhận như đang được sống ở quê nhà. Trong ảnh là khu dân cư ở đảo Song Tử Tây

Mỗi lần có đoàn ra thăm quần đảo Trường Sa, Vùng 4 Hải quân đều tổ chức lễ tiễn tại Cảng quốc tế Cam Ranh. Trong ảnh: Lễ tiễn đoàn công tác của Binh chủng Hải quân và cán bộ của 6 tỉnh ra thăm, tặng quà quân dân huyện đảo Trường Sa ngày 5-4-2018.

Mỗi lần có đoàn đến thăm, các chàng lính trẻ trên quần đảo Trường Sa lại có dịp giao lưu văn nghệ và cùng hát về biển đảo quê hương. Trong ảnh: Chiến trên đảo Trường Sa Đông giao lưu văn nghệ với các ca của đoàn nghệ thuật Hải Đăng, tỉnh Khánh Hòa.

Những món quà, những lời thăm hỏi và động viên từ đất liền đã tạo cho cán bộ, chiến sĩ cảm nhận cuộc sống gần đất liền hơn. Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ trên đảo An Bang vận chuyển hàng và quà của đất liền gửi tặng.

Đường dẫn vào trung tâm đảo Song Tử Tây vừa xanh - sạch - đẹp và giống như một tuyến đường ở vùng quê nông thôn mới. Điều này tạo cho quân và dân trên đảo có cảm nhận gần gũi với quê nhà trong đất liền.

Ở Trường Sa có những âu tàu lớn là nơi cho các ngư dân đưa tàu thuyền đánh cá vào tránh trú bão, hay sửa chữa tàu thuyền khi cần thiết hoặc nhận tiếp tế xăng dầu, nước ngọt và khám, chữa bệnh. Với những hoạt động nêu trên, cán bộ, chiến các đảo ở Trường Sa được sống gần dân hơn. Trong ảnh là âu tàu ở đảo Trường Sa Đông.

Hiện nay, trên đảo Trường Sa Lớn đã được đầu tư xây dựng sân bay và nhà ga hàng không. Sau khi được đưa vào sử dụng và khai thác đường bay dân dụng thì chắc chắn Trường Sa sẽ không xa. Trong ảnh là nhà ga hàng không tại đảo Trường Sa Lớn.

Trên các đảo ở Trường Sa đều có ngọn hải đăng lớn báo hiệu cho ngư dân biết về vùng biển đảo của Tổ quốc. Chính điều này làm cho cuộc sống của ngư dân và cán bộ, chiến sĩ trên các đảo như gần nhau hơn.

Được đầu tư trạm thu phát sóng, hệ thống điện mặt trời, điện gió, nên các đảo ở Trường Sa có đủ điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Có điện nên tất cả các cơ quan, đơn vị và hộ dân ở Trường Sa đều trang bị tivi từ 32 inch trở lên để theo dõi các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Đặc biệt, ở các đảo đều có sóng điện thoại của Tập đoàn Viettel. Nhu cầu về thông tin liên lạc của cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo với đất liền được thực hiện bất cứ lúc nào. Vì thế, cuộc sống trên đảo với đất liền được gần lại.

Tàu 561 - Khánh Hòa 01, là cầu nối giữa đất liền với Trường Sa. Hằng năm, con tàu này thực hiện nhiều chuyến hải trình đưa các đoàn khách từ đất liền đến với Trường Sa.

  • Từ khóa
93546

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu