Thứ 6, 19/04/2024 14:41:43 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 16:48, 24/08/2015 GMT+7

Những bất cập trong quy định về tuổi là trẻ em

Thứ 2, 24/08/2015 | 16:48:00 2,785 lượt xem

BPO - Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế Quyền Trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã ban hành Luật Giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Và ở nước ta hiện nay, vấn đề giáo dục, bảo vệ trẻ em hiện được quy định trong nhiều văn bản luật và dưới luật. Tuy nhiên, việc quy định độ tuổi bao nhiêu là trẻ em thì giữa các văn bản luật cũng như các văn bản dưới luật hiện không có sự thống nhất. Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn, bất cập trong công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Và bài viết dưới dây không ngoài mục đích giúp bạn đọc nắm vững hơn về những bất cập này.


Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

Trong dự thảo Luật Trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì soạn thảo và đã được Chính phủ trình Ủy ban Thương vụ Quốc hội để Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 10 và dự kiến thông qua tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa XIII. Theo đó, tại Điều 1 của dự thảo có quy định như sau: Trẻ em là người dưới mười tám tuổi. Trong khi đó, tại Điều 1 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15-6-2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2005, lại quy định về tuổi được xem là trẻ em như sau: Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi.

Theo lý giải của ban soạn thảo dự luật này thì việc quy định như trong dự thảo là để phù hợp với quy định của quốc tế, cụ thể là tại Điều 1 trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em có quy định như sau: Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn. Và tại Điều 2 trong Công ước số 182 - Công ước Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, năm 1999 có quy định: Trong Công ước này, thuật ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi. Như vậy, quy định về tuổi trẻ em trong dư luật trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cũng như các Công ươc quốc tế về quyền trẻ em đã có độ vênh tới 2 tuổi.

Chưa hết, tại Điều 18 trong Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về người thành niên, người chưa thành niên, với nội dung như sau: Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Với quy định này, có thể hiểu rằng người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa trưởng thành, tức cũng có nghĩa người đó vẫn còn là trẻ em. Thế nhưng trong Luật Thanh niên được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2006 là quy định: Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi. Và như vậy, nếu căn cứ vào quy định trong Bộ Luật Dân sự hiện hành thì trong số những người là thanh niên nhưng có nhiều người (dưới 18 tuổi) chưa phải là người thành niên. Còn tại Khoản 1, Điều 3 trong Luật Lao động năm 2012 có quy định về người lao động như sau: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Theo quy định trên thì người lao động có thể là người chưa thành niên, nói cách khác là có thể vẫn còn là trẻ em.

Chính vì sự bất cập, thiếu đồng nhất trong quy định về độ tuổi trẻ em trong các văn bản pháp luật, như: Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Lao động, Luật Thanh niên, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã làm cho các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, kiểm soát, thống kê và đánh giá về lao động trẻ em. Đồng thời, chính vì sự thiếu thống nhất này đã làm cho việc thực thi các luật trên có hiệu quả không cao và mỗi nơi, mỗi ngành áp dụng một kiểu khác nhau. Ngày nay, đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu, rộng trong nhiều lĩnh vực, do đó việc thống nhất về độ tuổi trẻ em là rất cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế.

DV

  • Từ khóa
27043

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu