Thứ 6, 26/04/2024 10:59:40 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Khoa học - Công nghệ 09:00, 05/09/2014 GMT+7

'Nữ hoàng' thằn lằn của Việt Nam

Thứ 6, 05/09/2014 | 09:00:00 3,524 lượt xem
BPO - Ngoài những cặp chân dài, thạch sùng Mí được còntạo hóa trang điểm thêm "áo khoác" sắc màu đẹp đến từng chi tiết. Vẻ đẹp này cũng là lý do khiến chúng đang bị săn bắt để làm vật nuôi cảnh.
thanlan1-5763-1409370919.jpg

Thạch sùng Mí hữu liên Goniurosaurus huulienensis được phát hiện ở vùng núi đá vôi có độ cao khoảng 300 đến 400 m ở Lạng Sơn. Chúng có chiều dài thân khoảng 108 đến 117 mm, lưng màu nâu sẫm và có một vạch màu kem hoặc vàng cam phía sau gáy, ba vạch giữa chi trước và chi sau, một vạch ngay sau chi sau và 3 đến 4 vạch ở đuôi. Đây cũng là loài thạch sùng Mí thứ hai được phát hiện ở Việt Nam trong năm 2008 sau loài thạch sùng Mí Cát Bà Goniurosaurus catbaensis mới được công bố gần đây. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

thanlan2-8361-1409370919.jpg

Thạch sùng Mí Cát Bà Goniurosaurus catbaensis có thân hình mảnh dẻ, dẹp, chiều dài thân từ 84 đến 111mm. Lưng của chúng có màu nâu với những vệt màu xám, nhiều đốm màu vàng phần giáp với sườn. Chúng sống trong khe đá và hang động trên các vách núi thuộc Khu sinh quyển Cát Bà  (Hải Phòng). Loài mới được phát hiện ở Việt Nam công bố tháng 5/2008. Hiện mới chỉ ghi nhận loài thằn lằn này ở đảo Cát Bà và đây cũng là loài thạch sùng Mí đặc hữu hiện biết ở Việt Nam. Ảnh: Phạm Thế Cường.

thanlan3-4761-1409370919.jpg

Trong ảnh là thạch sùng Mí Luii Goniurosaurus luii. Chúng có thân hình rực rỡ với màu nâu chocolate và được điểm xuyết bằng những viền đen, cam và chiếc đuôi màu trắng đen. Thạch sùng Goniurosaurus luii sống trong khe đá và hang động trên các vách núi đá vôi thuộc Trùng Khánh, Cao Bằng. Loài mới công nhận phân bố ở Việt Nam được công bố tháng 11/2005. Đây cũng là  một trong 5 loài thạch sùng Mí thuộc giống Goniurosaurus ở nước ta.  Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

thanlan4-2512-1409370919.jpg

Thạch Sùng mí Lichtenfel Goniurosaurus lichtenfelderi. Loài này có màu tím đậm trải khắp toàn thân và năm sọc màu vàng, trắng dày có chiều rộng bằng nhau và chỉ kéo dài đến phần bụng. Đôi mắt của loài màu nâu đỏ đậm đặc trưng với viền mí mắt gần giống màu của mắt. Màu sắc đuôi của thạch Sùng Mí Lichtenfel cũng giống màu của thân. Loài này không sống trong hang động thuộc các dãy núi đá vôi ở miền bắc Việt nam mà sống ở núi đất thấp. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

thanlan5-7733-1409370919.jpg

Thạch sùng Mí Việt Goniurosaurus araneus có màu vàng đen gần như đồng nhất trên thân. Đây là loài đặc hữu của tỉnh Cao Bằng. Chúng được phân biệt với các loài khác thuộc chi nhờ lớp vảy lưng thon dài của chúng. Môi trường sống của thạch sùng Goniurosaurus araneus chủ yếu trong hang đá. Ảnh: Lee Grismeri.

 

Nguồn VnExpress

  • Từ khóa
97736

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu