Thứ 6, 29/03/2024 20:47:26 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 08:24, 10/06/2020 GMT+7

Thông thoáng, nhưng không lỏng lẻo

N.D
Thứ 4, 10/06/2020 | 08:24:00 140 lượt xem
BPO - Tại kỳ họp lần thứ 9 (đang diễn ra), Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật này. Và một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là công tác quản lý chuyên ngành và việc cấp giấy phép xây dựng.

Tại khoản 2, Điều 89 trong dự thảo Luật Xây dựng đã quy định 11 nhóm công trình thuộc diện miễn giấy phép xây dựng. Trong đó, không yêu cầu phải có giấy phép đối với công trình xây dựng ở nông thôn và nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; nhà ở riêng lẻ thuộc vùng miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Theo Bộ Xây dựng, cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật này cho biết, đây là nội dung được tiếp thu từ nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội. Và tại các buổi thảo luận, nhiều đại biểu đều đánh giá, đây là quy định cần thiết và thông thoáng. Đồng thời, với quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và hạn chế được tiêu cực trong việc cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, ngay sau khi dự luật này được công bố để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành ở Trung ương, địa phương và nhân dân, trong dư luận có nhiều ý kiến đồng tình, nhưng cũng có không ít ý kiến trái chiều, đó là:

Thứ nhất, dự luật cần phải quy định cụ thể hơn đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng. Vì trong dự luật chưa nêu rõ quy mô công trình xây dựng rộng bao nhiêu mét vuông, cao bao nhiêu tầng, công năng sử dụng vào mục đích gì,... thì không phải xin phép. Hơn nữa, trong thực tế cho thấy, có nhiều công trình xây dựng với quy mô lớn nhưng không phải xin giấy phép xây dựng, cũng không có hồ sơ thiết kế. Do đó, không ai có thể đảm bảo được chất lượng của những công trình này và trong thực tế đã, đang, sẽ có những trường hợp gây nguy hiểm cho cộng đồng xung quanh khi công trình không đảm bảo an toàn.

Thứ hai là trong dự thảo luật cũng đưa ra quy định về việc: chủ công trình được miễn giấy phép xây dựng sẽ không phải thông báo cho chính quyền địa phương. Với quy định này, không chỉ các đại biểu Quốc hội mà còn có đông cử tri lo ngại, vì việc này sẽ gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý. Hơn nữa, nếu luật quy định như vậy thì sẽ xảy ra trường hợp mạnh ai nấy làm, mạnh nhà nào nhà đó xây theo hướng mình thích,... mà chẳng tuân theo trật tự nào. Như vậy, diện mạo các khu dân cư ở vùng nông thôn sẽ như thế nào?

Thứ ba, từ thực tế nhiều năm nay cho thấy, các dự án phát triển công nghiệp, đô thị tại các vùng ngoại ô thành phố, thị xã, khi Nhà nước mới có chủ trương khảo sát lập dự án, chưa công khai quy hoạch thì một bộ phận người dân đã lợi dụng để xây dựng các công trình trên đất nhằm trục lợi việc đền bù giải phóng mặt bằng. Vì vậy, dự luật sửa đổi thành công trình xây dựng ở nông thôn và nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ thuộc vùng núi, hải đảo,... Có như vậy thì Luật Xây dựng mới thông thoáng, nhưng không lỏng lẻo và ngay sau khi được ban hành sẽ thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là công cụ hữu hiệu nhằm bảo đảm trật tự trong lĩnh vực xây dựng.

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu